Theo quy định tại Thông tư số 80/2022/TT-BQP, chỉ có lực lượng chuyên trách hoặc lực lượng lâm thời do các đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ mới được thực hiện tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và bàn giao hài cốt liệt sĩ, các lực lượng khác tham gia phối hợp, không tự tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Do đó khi có mong muốn tìm kiếm mộ liệt sĩ, tthân nhân phải làm đơn yêu cầu hỗ trợ tìm mộ liệt sĩ. Cùng Luật sư X tìm hiểu về mẫu đơn tìm kiếm mộ liệt sĩ qua bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Quy định về hỗ trợ, di chuyển hài cốt liệt sĩ
Thông tư số 80/2022/TT-BQP hướng dẫn việc tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và bàn giao hài cốt liệt sĩ do Bộ Quốc phòng ban hành.
Thông tư quy định nội dung về tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và bàn giao hài cốt liệt sĩ gồm:
– Thu thập, xử lý thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, gồm:
- Giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh;
- Cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
- Rà soát, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ;
- Lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
– Tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
– Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
– Bàn giao hài cốt liệt sĩ.
– Quan hệ hợp tác quốc tế về tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ.
Thông tư nêu rõ, Bộ Quốc phòng là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo quốc gia 515) chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước theo Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia 515 để giúp việc cho Ban Chỉ đạo quốc gia; chỉ đạo các quân khu thành lập Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ cấp quân khu (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo 515 cấp quân khu) quy định tại khoản 3 Điều 139 của Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo quy định tại Điều 141 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
Mẫu đơn tìm kiếm mộ liệt sỹ
Xem trước và tải xuống mẫu đơn:
Hướng dẫn viết đơn:
– Điền đầy đủ thông tin cá nhân
– Thông tin của Liệt sĩ như: Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Quê quán, Đơn vị công tác, Thời gian nhập ngũ,Thời gian hy sinh, Địa điểm hy sinh,…
– Trình bày đày đủ các mục trong đơn đặc biệt là mục nơi an táng của Liệt sĩ.
Trình tự làm đơn tìm mộ liệt sĩ
Bước 1: Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ:
a) Thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng di chuyển hài cốt liệt sĩ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;
– Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ; Trường hợp người di chuyển hài cốt liệt sĩ không phải là thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ thì phải có thêm giấy ủy quyền của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ.
c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn di chuyển hài cốt liệt sĩ có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 03-GGT). Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định
Bước 2: Nơi quản lý mộ liệt sĩ:
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ các giấy tờ theo quy định để giải quyết việc di chuyển hài cốt liệt sĩ;
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
– Phối hợp với Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (trường hợp không có Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ) lập biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ (mẫu số 13-MLS);
– Lưu giấy đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ, biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ;
– Lập Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 14-MLS) để gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ và nơi an táng hài cốt liệt sĩ (đối với trường hợp hài cốt liệt sĩ sau di chuyển không an táng tại địa phương đang quản lý hồ sơ gốc) kèm theo biên bản bàn giao hài cốt liệt sĩ.
– Kiểm tra thủ tục, căn cứ giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ và văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải quyết di chuyển hài cốt liệt sĩ thực hiện chi hỗ trợ theo quy định cho thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định.
Bước 3: Nơi đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
– Tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ;
– Xác nhận việc an táng mộ liệt sĩ do gia đình quản lý theo nguyện vọng của thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ (mẫu số 15-MLS).
b) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lưu Phiếu báo di chuyển hài cốt liệt sĩ do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý mộ chuyển đến trong hồ sơ quản lý mộ liệt sĩ.
Bước 4: Phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ căn cứ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc an táng mộ liệt sĩ tại nghĩa trang dòng họ do gia đình quản lý thực hiện chi hỗ trợ theo quy cho thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ theo quy định.
Chế độ hỗ trợ đối với thân nhân tìm mộ liệt sĩ
Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ đi tìm mộ liệt sĩ không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi chung là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP) được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn khi đến các đơn vị, địa phương (nơi liệt sĩ đã tham gia công tác, tham gia chiến đấu), với số lượng không quá 03 người, mỗi năm 01 lần.
Mức hỗ trợ được thực hiện như đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP.
Theo đó, đối với thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ đi tìm mộ liệt sĩ thì hiện sẽ được hưởng chế độ như trên.
Trình tự và thủ tục thăm viếng mộ liệt sĩ
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, người đi thăm viếng mộ liệt sĩ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số 11-MLS);
– Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng Tổ quốc ghi công;
– Một trong các giấy tờ sau:
- Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin;
- Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;
- Giấy báo tử ghi thông tin địa phương nơi liệt sĩ hy sinh hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử đối với trường hợp mộ liệt sĩ chưa quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ.
Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 01 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ;
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số 03-GGT).
Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật hành chính đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn tìm kiếm mộ liệt sỹ năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ soạn thảo tờ khai trích lục kết hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục nhận tiền thờ cúng liệt sĩ như thế nào?
- Theo quy định thì vợ liệt sỹ được hưởng chế độ gì khi chết?
Câu hỏi thường gặp
Người cung cấp thông tin về liệt sĩ được hưởng các chế độ sau đây:
a) Được bồi dưỡng mức 3.000.000 đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được 01 hài cốt liệt sĩ; mức 5.000.000 đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được mộ tập thể có từ 02 đến 05 hài cốt liệt sĩ; mức 10.000.000 đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được mộ tập thể có từ 06 hài cốt liệt sĩ trở lên.
b) Những người có thành tích xuất sắc được khen thưởng theo quy định.
Theo Điều 5 Quyết định 75/2013/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Quyết định 35/2017/QĐ-TTg, người được cấp có thẩm quyền huy động trực tiếp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (người dẫn đường, bảo vệ; tham gia trực tiếp các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ) được hưởng các chế độ, chính sách sau đây:
a) Mức 220.000 đồng/người/ngày thực tế được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước.
b) Được bảo đảm tiền ăn bằng 02 lần mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
c) Được cấp tiền mua trang phục chuyên dùng, nếu có thời gian trực tiếp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ 03 tháng trở lên;
d) Được bố trí phương tiện đi lại hoặc thanh toán tiền đi lại như quy định đối với cán bộ, công chức đi công tác;
đ) Trường hợp bị thương, bị bệnh phải điều trị tại các cơ sở y tế được thanh toán viện phí, chi phí chuyển thương.
Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ giấy giới thiệu có trách nhiệm xác nhận về việc thăm viếng mộ liệt sĩ.