Chào Luật sư, tôi và chồng cũ đã ly hôn từ đầu năm nay nhưng anh ta từ chối cấp dưỡng cho hai đứa con chung, tuy nhiên gần đây do mấy đứa nhỏ đã lớn và nhu cầu ăn uống học tập cũng tăng theo nên tôi muốn yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng. Luật sư cho tôi hỏi Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc về ai?
Theo Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nội dung như sau:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con có nội dung như sau:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Mức và phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ:
Mức cấp dưỡng:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào:
+ Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng
+ Và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng;
Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Phương thức cấp dưỡng:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi nào?
“Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp được quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tra cứu thông tin quy hoạch Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn là quyền, cũng là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Việc cấp dưỡng góp một phần vào việc san sẻ, chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho con cái.
Do đó, với người trốn tránh không chịu cấp dưỡng, hành vi không cấp dưỡng có thể bị xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả của việc không thực hiện cấp dưỡng.
Theo khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực thi hành án dân sự thì sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng nếu:
Không thực công việc phải làm theo bản án, quyết định;
Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp có điều kiện để thi hành;
Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuân theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án;
Như vậy, việc trốn tránh, không cấp dưỡng sau khi đã có quyết định hoặc bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì sẽ bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng.
Nếu việc không chấp hành án đủ điều kiện để phạt tù thì có thể phải ngồi tù đến 05 năm nếu:
Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
Tẩu tán tài sản.
(Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017).
Ngoài ra, nếu từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.
(Căn cứ khoản 1 Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Không chỉ vậy, nếu có nghĩa vụ cấp dưỡng, có khả năng thực tế có thể cấp dưỡng mà không thực hiện hoặc từ chối, trốn tránh thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu có một trong hai điều sau:
Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;
Khiến người bị cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm tính mạng, sức khỏe.
(Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).
Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng và tài sản để tự nuôi minh.
Theo đó, khi cha mẹ ly hôn, Tòa án sẽ quyết định việc con cái sẽ do ai trực tiếp nuôi dựa vào việc hai vợ chồng tự thỏa thuận, xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên… Và người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Mức cấp dưỡng sẽ do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định dựa vào tình hình tài chính thực tế và khả năng của người phải cấp dưỡng.
Ngoài ra, các đương sự được Tòa án khuyến khích tự nguyện thi hành việc cấp dưỡng sau khi đã có bản án hoặc quyết định của Tòa án. Nếu không thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thi hành. (Điều 9 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014).