Trong cuộc sống, chắc hẳn không ít lần chúng ta bắt gặp những hành vi sai trái của cá nhân, tổ chức. Khi đó, người dân có quyền làm đơn khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm lên cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn để kịp thời giải quyết. Một trong những sai phạm phổ biến trong thời gian gần đây chính là hành vi xây dựng trái phép. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, mẫu đơn khiếu nại xây dựng trái phép hiện nay là mẫu nào? Lưu ý khi nộp đơn tố cáo cần có những tài liệu nào? Quy trình tiếp nhận xử lý đơn tố cáo xây dựng trái phép ra sao? Để được giải đáp những vấn đề liên quan, mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung tư vân của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về hành vi xây dựng trái phép
Xây dựng trái phép là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp xây dựng nhà ở, công trình mà không có giấy xin phép xây dựng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay xuất hiện khá nhiều hiện tượng xây dựng trái phép trên đất quy hoạch gây ảnh hưởng đến chính sách quản lý nhà ở, đất đai của nhà nước và các cơ quan nhà nước. Vậy Quy định pháp luật về hành vi xây dựng trái phép hiện nay như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé:
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định về xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng có không giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo:
+ Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Mức phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.
+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép để xây dựng mới:
+ Đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Đối với trường hợp tổ chức thi công mà không có giấy phép xây dựng:
+ Đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đối với công trình được miễn cấp phép xây dựng:
Bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu xây dựng không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
– Chủ đầu từ còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng nếu vi phạm một trong các trường hợp:
+ Công trình xây dựng sai cốt.
+ Công trình xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng.
+ Thi công xây dựng công trình trái với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền được duyệt.
+ Lấn chiếm, cơi nới diện tích, không gian làm ảnh hưởng đến cá nhân, cơ quan tổ chức đang sử dụng, quản lý, hoặc ảnh hưởng đến khu vực công cộng, khu vực sinh hoạt chung.
+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình bảo vệ quốc phòng an ninh, hành lang an toàn thông, hoặc cố tình thi công xây dựng ở nơi đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở, lũ quét.
– Đối với trường hợp đã bị xử phạt về xây dựng trái nội dung trên giấy phép, hoặc không có giấy phép mà còn tái phạm:
+ Đối với trường hợp công trình là nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Mức phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 950 triệu đồng đến 01 tỷ đồng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra nếu tái phạm chủ đầu tư còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng trong thời hạn 12 tháng (nếu có).
– Các công trình xây xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép có thể bị áp dụng biện pháp yêu cầu khắc phục hậu quả:
+ Đối với công trình đã hoàn tất xây dựng thì bị buộc tháo dỡ công trình, và phần công trình vi phạm.
+ Đối với trường hợp công trình đang thi công thì bị lập biên bản xử phạt và yêu cầu dừng thi công công trình sai phạm.
Mẫu đơn khiếu nại xây dựng trái phép năm 2023 mới nhất
Khiếu nại là một quyền quan trọng của công dân. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của hiến pháp. Đơn khiếu nại xây dựng trái phép được soạn thảo nhằm mục đích thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi xây dung trái phép. Nội dung đơn nêu rõ thông tin người khiếu nại, nội dung sự việc, lý do viết đơn,…
Bạn đọc có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn khiếu nại xây dựng trái phép năm 2023 mới nhất tại đây:
Lưu ý khi nộp đơn tố cáo cần có những tài liệu nào?
Hiện nay, tình trạng xây dựng trái phép diễn ra khá phổ biến thậm chí còn có xu hướng gia tăng và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi xảy ra hiện tượng này thì các cá nhân, tổ chức khác có liên quan có thể phản ánh với cơ quan có thẩm quyền thông qua đơn tố cáo hành vi xây dựng trái phép. Vậy khi nộp đơn tố cáo, người dân cần có những tài liệu nào để tố cáo hành vi sai phạm tới cơ quan nhà nước, chúng ta hãy cùng làm rõ nhé:
Lưu ý khi nộp đơn tố cáo nên kèm theo những tài liệu để tăng tính xác thực cho việc chứng minh. Những tài liệu đó hỗ trợ cho chúng ta có thể chứng minh được đơn tố cáo của mình là hợp lí và đúng đắn:
- Sổ hộ khẩu người tố cáo (bản sao y);
- Chứng minh nhân dân người tố cáo (bản sao y);
- Các bằng chứng về hành vi của nhóm đối tượng thực hiện hành vi xây dựng trái phép (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh kèm theo, người làm chứng,…);
- Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị phá hoại (giá trị, mức độ tổn thất…);
- Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND phường, xã…) xác thực, làm chứng cho việc tồn tại hành vi xây dựng trái phép.
Quy trình tiếp nhận xử lý đơn tố cáo xây dựng trái phép
Xây dựng trái phép là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật. Cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn khiếu nại khi phát hiện thấy có hành vị xây dựng trái phép để cơ quan nhà nước kịp thời xử lý. Đơn tố cáo là một trong những cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận và có biện pháp giải quyết về việc xây dựng trái phép của người kiến nghị. Quy trình tiếp nhận xử lý đơn tố cáo xây dựng trái phép hiện nay được diễn ra như sau:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Theo quy định khoản 3 Điều 23, khoản 1 Điều 41 Luật Tố cáo 2018, Điều 103 Luật Xây dựng 2014 thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo xây dựng trái phép:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Công trình thuộc đối tượng tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: Công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
Trình tự xử lý đơn
Sau khi cơ quan thẩm quyền nhận đơn tố cáo, việc giải quyết sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây theo quy định tại Điều 28 Luật Tố cáo 2018
- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
- Xác minh nội dung tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo;
- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
- Đưa ra phương án xử lý xây dựng trái phép bao gồm các hình thức như: phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng có thời hạn, biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tháo dỡ và cưỡng chế xây dựng trái phép).
- Việc thụ lý và giải quyết đơn tố cáo sẽ được thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về thời điểm và các nội dung tố cáo được thụ lý.
Trong trường hợp xét thấy, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho người tố cáo biết và hướng dẫn họ nộp đơn tố cáo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đơn khiếu nại xây dựng trái phép” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm khiếu nại;
– Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
– Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
– Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
– Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.