Xin chào Luật sư X, tôi năm nay 45 tuổi, quê ở Bạc Liêu. Trước đây tôi và hàng xóm có cùng nhau thỏa thuận và mua một mảnh đất làm lối đi chung để thuận tiện cho việc di chuyển. Nhưng gần đây hàng xóm của tôi có xây dựng hàng rào lấn sang phần lối đi chung này một diện tích khá lớn gây ảnh hưởng đến việc di chuyển. Tôi có nhiều lần sang nhà nhắc nhở nhưng họ nhất quyết không chịu di dời hàng rào. Hiện tôi muốn gửi đơn khiếu nại họ về hành vi lấn chiếm lối đi chung. Cho tôi hỏi mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung?
Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung được hiểu là một văn bản thuộc thể loại đơn từ có giá trị thực hiện mục đích khiếu nại việc lấn chiếm lối đi chung để trình lên cơ quan có thẩm quyền đề nghị các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và giải quyết về vấn đề chiếm lối đi chung của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung cần phải đảm bảo các nội dung liên quan đến thông tin của người làm đơn khiếu nại; nội dung cụ thể cần khiếu nại liên quan đến lối đi chung; cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại liên quan đến lấn chiếm lối đi chung.
Quy trình giải quyết hành vi tranh chấp lấn chiếm lối đi chung
Tranh chấp lối đi chung là một tranh chấp thuộc về lĩnh vực đất đai. Do đó, trong trường hợp một bên nhất quyết không mở lối đi cho bên còn lại xem xét các quy định của Luật Đất đai 2013 để giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 202, Luật Đất đai 2013 Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/ NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 05 tháng 05 năm 2017:
“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố Tụng Dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định như sau:
Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án Nhân dân giải quyết theo khoản 1, Điều 203, Luật Đất đai 2013
Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án theo Khoản 2, Điều 203, Luật Đất đai 2013.
Trong trường có đơn xin hợp lựa chọn giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền thì:
– Chủ tịch UBND cấp huyện chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Chủ tịch UBND cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trong trường hợp một bên muốn hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên còn lại thì có thể khởi kiện vụ án dân sự hoặc khởi kiện vụ án hành chính. Lúc này, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung năm 2023
Nội dung mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung gồm những gì?
Nội dung mẫu đơn bao gồm những mục sau đây:
– Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
– Lý do viết đơn: Đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp lối đi chung giữa hai gia đình;
– Trình bày nội dung vụ việc tranh chấp về lối đi chung;
– Giải trình cụ thể về thửa đất đang được tranh chấp làm lối đi chung: Thửa đất số, loại đất, hạng đất, địa chỉ…
– Đưa ra các yêu cầu cụ thể: Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất có tranh chấp, lập biên bản hòa giải tranh chấp lối đi chung giữa hai bên gia đình…
– Mục liệt kê các tài liệu đính kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hòa giải, xác nhận của UBND, xác nhận của hàng xóm…
– Chữ kí xác thực của người làm đơn.
Hướng dẫn làm đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung
Đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung lần đầu được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi xảy ra hiện tượng nêu trên. Mẫu đơn có thể được soạn và ký bởi bất cứ cá nhân nào, cá nhân có thể là đại diện cho nhóm người hoặc chỉ là ý kiến của bản thân, phía cơ quan chức năng đều có trách nhiệm phải giải quyết trả lời theo quy định pháp luật.
Khi xác lập Đơn, người viết cần lưu ý trình bày ngắn gọn về quá trình hình thành của khu đất, thửa đất, lối đi đã bị lấn chiếm, hành vi bắt đầu xuất hiện từ bao giờ, khả năng, hậu quả của việc lấn chiếm. Nếu được, người lập nên chuẩn bị những hình ảnh minh họa, những video ghi lại thực tế để cơ quan chức năng có căn cứ tìm hiểu, giải quyết. Cuối đơn ở phần ký, người lập có thể đại diện ký hoặc để cho tất cả những người có cùng ý kiến cùng ký vào đơn theo thứ tự.
Thời gian để cơ quan chức năng giải quyết và đưa ra trả lời thông thường là từ 10 tới 15 ngày, trong trường hợp cần xác minh, hòa giải , đối thoại, các buổi làm việc sẽ được tổ chức bởi bộ phận Tư pháp của Ủy ban nhân dân nhằm giải quyết khúc mắc, đi tới đảm bảo quyền lợi cho mỗi người dân.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đổi tên căn cước công dân Bắc Giang… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Mẫu đơn tranh chấp đường đi là loại văn bản được người khiếu nại dùng để khiếu nại về việc lấn chiếm lối đi chung. Mẫu nêu rõ nội dung khiếu nại, thông tin của người làm đơn…
Theo quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013 quy định thì chỉ khi việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường kết thúc mà không hòa giải thành công thì mới được nộp đơn giải quyết tại Tòa án.
Ngoài các điều kiện theo thủ tục khiếu nại lần đầu thì khi thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần 2 thì phải có quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu.