Sau khi có bản án của vụa án dân sự, nếu bạn không đồng tình với một phần hoặc toàn bộ bản án; thì có thể làm đơn kháng cáo vụ án dân sự để có thể được xem xét xét xử lại. Vậy, mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất như thế nào? Sau đây, Luât sự X sẽ ucng cấp cho bạn thông tin của mẫu đơn này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Xem trước và tải xuống Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự
Hướng dẫn ghi Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự
Mục (1): Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là TAND huyện thì ghi rõ TAND huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là TAND tỉnh thì ghi rõ TAND tỉnh (thành phố) nào. Cần ghi địa chỉ cụ thể của TA (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
Mục (2): Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó. Nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo. Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo; thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền.
Mục (3): Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú. Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
Mục (4): Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn, bị đơn, là người đại diện theo uỷ quyền,…trong vụ án…)
Mục (5): Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó.
Mục (6): Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
Mục (7): Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
Mục (8): Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Mục (9): Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó. Nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây, Luật sư X đã cung cấp cho bạn thông tin về mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X cung cấp các loại dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng như dịch vụ trích lục khai sinh; dịch vụ xác định tình trạng hôn nhân; dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân;…
Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Những người có quyền kháng cáo, rút đơn kháng cáo gồm:
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
Bên cạnh đó, chỉ trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì mới được rút đơn kháng cáo. Việc này phải được lập thành văn bản và được ghi vào biên bản phiên tòa. Khi đó, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo.
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày; kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.