Xin chào Luật sư X, dân cư khu nhà tôi sinh sống đang có ý định mở rộng đường đi. Chúng tôi đồng ý mỗi nhà sẽ hiến một ít đất để làm đường mới to hơn. Tôi không biết mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung có những nội dung gì? Pháp luật có quy định gì về mẫu đơn này. Mong luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc cho tôi. Xin cảm ơn!
Mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về hiến đất làm đường đi chung
Hiến đất làm đường đi chung là gì?
Hiến đất làm đường đi chung là một hành động thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu mảnh đất giao tài sản đó cho người khác. Người được giao đất có thể là cá nhân hoặc xã hội.
Hiến đất làm đường đi chung là hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo bất cứ trường hợp nào. Theo đó, đã hiến đất làm đường là chủ sở hữu không thể lấy lại đất đã hiến. Vì vậy, trước khi ra quyết định hiến đất, Khi đưa ra quyết định hiến đất, chủ sở hữu phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng.
Hiến đất và thu hồi đất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất khi:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Thu hồi đất là quy định bắt buộc phải tuân theo. Nếu người bị thu hồi đất không thực thi thì sẽ bị phạt theo từng trường hợp cụ thể. Trái ngược với sự bắt buộc của thu hồi đất, hiến đất là sự tự nguyện của chủ sở hữu.
Khoản 4 Điều 146 Luật đất đai 2013 quy định: cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc tự nguyện góp quyền sử dụng đất, bồi thường hoặc hỗ trợ do cộng đồng dân cư và người sử dụng đất đó thỏa thuận.
Hiến đất không thuộc trường hợp thu hồi đất nên sẽ không được Nhà nước hỗ trợ hay bồi thường. Dù vậy, chủ sở hữu đất sẽ có hai hình thức hiến đất như sau:
- Hiến không điều kiện: tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, bởi vì sau đó, chủ đất sẽ có được hưởng lợi nhiều nhất khi thuận tiện kinh doanh hoặc đất tăng giá
- Hiến có điều kiện: chủ đất có quyền yêu cầu những người được hưởng lợi trực tiếp từ con đường này phải bồi thường hoặc hỗ trợ cho chủ đất một khoản nhất định một cách hợp tình, hợp lý
Thủ tục hiến đất làm đường đi chung
Cơ sở pháp luật
Hiến đất làm đường đi chung sẽ làm thay đổi về quyền sử dụng đất đai nên sẽ được thực hiện theo Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, khi thay đổi, phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì một trong các bên nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận.
Quy trình hiến đất làm đường đi chung
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sở hữu đất đai nộp 1 bộ hồ sơ tại Văn phòng đưng ký đất đai. Hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
- Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý
Sau khi tiếp nhận và đối chiếu thấy hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ:
- Cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
- Thể hiện trên Giấy chứng nhận
Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu người sở hữu đất hoành thành hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc.
Bước 3: Hoành thành thủ tục hiến đất làm
Chủ sở hữu đất đã hoàn thành việc hiến đất làm đường đi chung. Phần đất này đã không còn thuộc sở hữu của chủ sở hữu nữa.
Mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, hồ sơ trích lục bản đồ địa chính … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tư, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. Việc hiến đất làm đường chỉ có thể hoàn tất khi cơ quan chức năng ra quyết định tiếp nhận và thu hồi phần đất hiến để nhập thành công.
Theo Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định trường hợp hiến thửa đất thuộc quyền sử dụng riêng để làm nhà thờ họ:
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng hoặc của cả hộ gia đình thì cần chuẩn bị hợp đồng công chứng được ký tên đầy đủ của các thành viên đang sở hữu mảnh đất đó với người đại diện theo ủy quyền của dòng họ.
Bước 2: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất. Sau khi đã ký hợp đồng thì các bên đến tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện nơi có thửa đất đó để thực hiện việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất và làm thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Làm giấy ủy quyền cho cá nhân trong họ. Nếu thửa đất làm nhà từ đường, nhà thờ họ có nguồn gốc là sử dụng riêng như đất ở của cá nhân, cho nên sẽ không làm hài lòng điều kiện của khoản 5, điều 100 Luật Đất đai 2013 để UBND xã, phường xác nhận là đất chung của dòng họ.