Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trần Minh Tú, tôi có một người em họ sắp tới sẽ lên làm việc ở TP Hồ Chí Minh. Tôi có thỏa thuận với em ấy rằng sẽ cho ở nhờ nhà trong khoảng thời gian tới. Để việc ở nhờ nhà như vậy hợp pháp đúng quy định pháp luật thì cần xác nhận đồng ý cho tạm trú, tuy nhiên tôi đang chưa rõ cần viết mẫu đơn đồng ý cho tạm trú theo đúng quy định pháp luật ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mẫu đơn đồng ý cho tạm trú như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mẫu đơn đồng ý cho tạm trú như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Nơi tạm trú là gì?
Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích, nơi tạm trú là nơi mà công dân sinh sống trong một thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trong đó, theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã (xã/phường/thị trấn) nơi đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên.
Đăng ký tạm trú là thủ tục để người dân khai báo nơi sinh sống hiện tại của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Qua đó, cơ quan quản lý cư trú sẽ dễ dàng quản lý nơi cư trú của người dân cũng như giúp người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan một cách thuận lợi nhất.
Về thời hạn tạm trú, Điều 27 Luật Cư trú quy định tối đa là 02 năm và được gia hạn nhiều lần.
Tuy nhiên, không phải bất cứ đâu cũng được công nhận là nơi ở hợp pháp để đăng ký tạm trú. Cụ thể, công dân sẽ không được đăng ký tạm trú tại một trong các địa điểm đặc biệt sau:
– Chỗ ở trong địa điểm cấm, khu vực cấm không được xây dựng/lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, di tích văn hóa – lịch sử…
– Chỗ ở có toàn bộ phần diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hay xây dựng trên đất không đủ điều kiện xây dựng.
– Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chỗ ở đang có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết.
– Chỗ ở bị tịch thu, nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan có thẩm quyền.
Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?
Đối với cơ quan nhà nước
Đăng ký tạm trú là thủ tục giúp cơ quan Nhà nước quản lý nơi cư trú của người dân, từ đó định hướng, hoạch định các chính sách phù hợp.
Hiện nay, Bộ Công an đang quản lý nơi tạm trú, thường trú của người dân cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú trên môi trường mạng internet.
Khi người dân đến đăng ký tạm trú hoặc thay đổi các thông tin về cư trú (trong đó có thủ tục đăng ký tạm trú), cơ quan có thẩm quyền sẽ cập nhật dữ liệu lên Cơ sở dữ liệu quốc gia, đồng thời thu lại Sổ tạm trú, Sổ hộ khẩu của người dân.
Đối với người dân
Việc đăng ký tạm trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân. Tại nơi đăng ký tạm trú, người dân sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Nhà nước cho phép người dân thực hiện các thủ tục hành chính phổ biến tại nơi tạm trú như:
– Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip;
– Thủ tục đăng ký kết hôn;
– Thủ tục làm hộ chiếu;
– Thủ tục đăng ký khai sinh cho con….
Ngoài ra, người dân còn có thể tham gia các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện, tham gia tiêm vắc xin Covid-19, đăng ký tham gia bầu cử… tại địa phương nơi mình tạm trú.
Mẫu đơn đồng ý cho tạm trú như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu đơn đồng ý cho tạm trú của Luật sư X dưới đây:
Khi muốn nhập khẩu vào nơi đang tạm trú, ở nhờ hoặc để phục vụ công việc, học tập của mình mà không đủ điều kiện tự đăng ký hộ khẩu, phải nhờ đến người quen xác nhận và chấp thuận cho đăng ký vào nhà ở của người đó thì phải xin xác nhận chấp thuận (đơn đồng ý cho tạm trú).
Trong đó, nội dung của giấy xác nhận chấp thuận (đơn đồng ý cho tạm trú) phải gồm:
– Họ tên, thông tin nhân thân của người có nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
– Thông tin về địa chỉ kèm giấy tờ hợp pháp về căn nhà thuộc sở hữu của người quen, người thân;
– Xác nhận của xã, phường, thị trấn,…
– Ký ghi rõ họ tên người làm đơn.
Để thực hiện được việc đăng ký thường trú trong trường hợp đang ở nhờ, mượn, thuê, công dân phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
– Bản khai nhân khẩu;
– Giấy chuyển hộ khẩu;
– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
– Giấy đồng ý cho nhập khẩu có xác nhận của công an địa phương;
Thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào?
Hồ sơ đăng ký tạm trú
Theo Điều 28 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
Nếu người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên: Trong tờ khai này phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Thủ tục đăng ký tạm trú
Cũng căn cứ theo Điều 28 Luật Cư trú, thủ tục đăng ký tạm trú thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú hoặc nộp hồ sơ online qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.
Trường hợp hồ sơ sai sót, chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký sửa đổi, bổ sung.
Bước 2: Nộp lệ phí theo quy định của từng địa phương.
Bước 3: Nhận kết quả
Về thời gian xử lý:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin. Trường hợp từ chối đăng ký thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn đồng ý cho tạm trú như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt?
- Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ngoại tỉnh online
- Đăng ký tạm trú muộn có bị xử phạt vi phạm hành chính
Câu hỏi thường gặp
Người dân có thể xin Giấy xác nhận thông tin cư trú bằng 02 cách:
– Trực tiếp đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
– Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA, thời hạn của Giấy xác nhận thông tin cư trú với người có thường trú, tạm trú là 30 ngày.
Nếu thông tin cư trú của công dân bị thay đổi, điều chỉnh hoặc được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì giấy này sẽ hết hiệu lực kể từ thời điểm thay đổi.
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;
e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;
h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.