Thưa luật sư, Vợ chồng tôi cưới nhau được 5 năm, do hai vợ chồng con trẻ nên không có hợp với bố mẹ chồng lắm. Nên hai vợ chồng quyết định ra ở riêng, ngay cạnh gia đình ông bà để tiện qua chăm sóc. Tôi muốn hỏi luật sư, khi chúng tôi tách như vậy thì có cần phải tách sổ đỏ không? Vì dù sao thì mọi thứ về tải sản và lao động chính là hai vợ chồng chúng tôi lo? Luật sư có thể tư vấn cho tôi về Đơn đòi lại sổ đỏ? Điều kiện để đòi lại sổ đỏ là gì? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Đơn đòi lại sổ đỏ ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp luật:
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực đất đai. Vậy sổ đỏ là gì? Sổ đỏ tên tiếng anh là gì?
Sổ đỏ (tiếng anh là Land Use Rights Certificate) hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dựa theo màu sắc bên ngoài. Tính đến thời điểm hiện tại, trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành chưa có định nghĩa cụ thể nào về sổ đỏ.
Tên gọi của sổ đỏ theo từng giai đoạn ở Việt Nam như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện nay, sổ đỏ có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” do UBND huyện, thị xã, thành phố cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đối với một số loại đất như đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất làm muối.
Khoản 16, Điều 3 Bộ Luật đất đai năm 2013 có quy định rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, sổ đỏ chỉ là tên gọi do người dân tự đặt ra dùng để gọi tắt “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa theo màu sắc.
Căn cứ quy định để đòi lại sổ đỏ là gì?
Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015 về “Quyền đòi lại tài sản” thì: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó”.
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản bao gồm: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Trước đây, tại Công văn số 141/TANDTC/KHXX ngày 21/9/2011 Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn như sau:
“1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:
a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…
2. Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật Dân sự năm 2005; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết”.
Tại Mục 1 Phần I Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự hướng dẫn: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính, không phải là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ” cho nên không phải là giấy tờ có giá. Do vậy, hướng dẫn tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá vẫn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 và các pháp luật khác đang có hiệu lực.
Hiện nay, Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền của người sử dụng đất thì Tòa án nhân dân sẽ thụ lý giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, theo đó tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Mẫu Đơn đòi lại sổ đỏ mới nhất hiện nay
Mời bạn tham khảo và tải xuống mẫu đơn đòi lại sổ mới nhất hiện nay của chúng tôi dưới đây:
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Đơn đòi lại sổ đỏ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tư vấn đặt cọc đất hợp đồng uỷ quyền mua bán nhà đất ;mẫu đặt cọc mua bán nhà đất; giải thể công ty cổ phần; Thủ tục tách hộ khẩu, Thủ tục cấp sổ đỏ, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp, trong buôn bán đất đai,…, của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Sổ đỏ bao gồm một tờ có 4 trang, trang đầu và trang cuối màu đỏ, 2 trang giữa có nền màu trắng và kích thước mỗi trang 190mm x 265mm với các nội dung như sau:
Trang 1
Quốc huy, quốc hiệu và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ
Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và môi trường
Ở mục I tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và số seri giấy chứng nhận bao gồm 2 chữ cái tiếng việt và 6 chữ số được in màu đen
Trang 2
Mục II: Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú
Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận
Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
Trang 3
Mục III: Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Mục IV: Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận
Về cơ quan ban hành
Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành
Sổ hồng: Bộ Xây dựng
Về loại đất được cấp giấy chứng nhận
Sổ đỏ: đất ở ở vùng nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
Sổ hồng: nhà ở riêng đất hoặc nhà chung cư
Về đặc điểm bên ngoài
Sổ đỏ: bìa màu đỏ với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
Sổ hồng: bìa màu hồng nhạt với tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” hoặc “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà”
Về thẩm quyền cơ quan cấp, phát giấy chứng nhận
Sổ đỏ:
– Đối với chủ sở hữu là tổ chức, sổ đỏ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp
– Đối với chủ nhân là tổ chức và cá nhân, sổ đỏ do UBND cấp tỉnh cấp
Sổ hồng: UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh cấp phát