Những năm gần đây, người dân đang quan tâm nhiều đến các chế độ của bảo hiểm xã hội. Nhiều người cho rằng sổ bảo hiểm xã hội rất quan trọng, do đó phải giữ gìn cẩn thận tránh bị mất, hỏng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân. Một số người khi bị mất, hỏng sổ bảo hiểm xã hội trở nên lo lắng hoang mang không biết có thể xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được không? Để xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, người dân cần nộp đơn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp lại. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu đơn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, hãy tham khảo tại bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
– Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
– Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.
Các trường hợp phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì có 03 trường hợp người tham gia BHXH được cấp lại sổ:
– Cấp lại sổ (bìa và tờ rời) khi: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.
– Cấp lại bìa sổ khi: sai giới tính, quốc tịch.
– Cấp lại tờ rời sổ khi: mất, hỏng.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị mất hỏng
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị mất, hỏng (nộp qua tổ chức)
* Thành phần hồ sơ:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS)
* Các bước cấp lại sổ BHXH do bị mất, hỏng (nộp qua tổ chức):
– Bước 1. Nộp hồ sơ
Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo một trong các hình thức sau:
+ Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
+ Qua Bưu chính
+ Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
* Thời hạn giải quyết:
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người tham gia có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người tham gia biết.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị mất, hỏng (do cá nhân thực hiện)
* Thành phần hồ sơ:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS)
* Các bước cấp lại sổ BHXH do bị mất, hỏng (do cá nhân thực hiện):
– Bước 1. Nộp hồ sơ
Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính;
+ Qua Bưu chính
+ Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
* Thời hạn giải quyết:
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người tham gia có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người tham gia biết.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi thông tin
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi thông tin áp dụng đối với các trường hợp sau:
– Do thay đổi nơi làm việc (cơ quan BHXH điều chỉnh trên cơ sở dữ liệu và cấp lại tờ rời sổ BHXH khi chốt sổ hoặc cấp hàng năm theo quy định)
– Do điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; điều chỉnh ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch; điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi thông tin (nộp qua tổ chức)
* Thành phần hồ sơ:
– Người tham gia:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS)
+ Trường hợp thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc
+ Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/ thẻ căn cước/ hộ chiếu; Trường hợp là Đảng viên nộp Lý lịch Đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp Đảng.
– Đơn vị: Đối với trường hợp người tham gia nộp hồ sơ qua đơn vị:
+ Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi người tham gia điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH ghi nội dung: xác nhận thông tin điều chỉnh của người tham gia là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận; Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)
* Các bước cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin (nộp qua tổ chức)
– Bước 1. Nộp hồ sơ
Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo một trong các hình thức sau:
+ Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
+ Qua Bưu chính
+ Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
* Thời hạn giải quyết:
– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người tham gia có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người tham gia biết.
– Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi thông tin (do cá nhân thực hiện)
* Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS)
– Trường hợp thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc
– Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch: Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/ thẻ căn cước/ hộ chiếu; Trường hợp là đảng viên thì cung cấp thêm lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.
– Sổ BHXH.
* Các bước cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin (do cá nhân thực hiện):
– Bước 1. Nộp hồ sơ
Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH theo một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính
+ Qua Bưu chính
+ Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi quản lý (hoặc nơi cư trú) hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– Bước 2. Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
* Thời hạn giải quyết:
– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người tham gia có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người tham gia biết.
– Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Mẫu đơn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội chi tiết năm 2023” hoặc các dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu đơn ly hôn thuận tình ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động, người lao động không thể tự chốt sổ cho mình
Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ BHXH như sau:
– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng;
– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.
Như vậy, Quyết định 595/QĐ-BHXH không ghi nhận trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân. Vì vậy, khi đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân, người lao động không cần đổi sổ bảo hiểm xã hội.