Bảo hiểm xã hội là chế độ quan tọng với người lao động. Trong quy định của luật về bảo hiểm xã hội cũng như tham gia bảo hiểm xã hội cũng như hưởng các chế độ phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo đúng pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp làm sai, làm chưa chính xác theo quy định và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ yêu cầu đơn vị thực hiện sai phải giải trình bằng văn bản. Hãy tham khảo bài viết Mẫu công văn gửi bảo hiểm xã hội mới nhất của Luật sư X!
Mẫu công văn gửi bảo hiểm xã hội
Có rất nhiều các vấn đề phát sinh khi thực hiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động. Các mẫu công văn gửi bảo hiểm xã hội doanh nghiệp thường phải làm là những mẫu công văn nào.
Mẫu công văn giải trình gửi bảo hiểm xã hội
CÔNG TY …………………… Số: ………./CV-A | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————- ……. ngày ….. tháng ….. năm 2018 |
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
(V/v: Số người đóng bảo hiểm không bằng số người lao động thực tế tại Doanh nghiệp)
Kính gửi: BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN/HUYỆN…………
– Tên Doanh nghiệp: CÔNG TY ….
– Người đại diện theo pháp luật: ……………. Chức vụ: Giám đốc
– Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………….. – Tỉnh/ TP. ……
– Điện thoại: ……………………….. ; Fax: ………………………………………….
– Mã số thuế: ………………
Ngày 09/11/2018 Công ty chúng tôi có nhận được Công văn số ……….của Bảo hiểm xã hội Quận/Huyện ..; Trong công văn yêu cầu Công ty chúng tôi giải trình về số người lao động hiện đang tham gia bảo hiểm không bằng số người trên hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế và quyết toán thuế TNCN.
Công ty chúng tôi xin giải trình về việc này như sau:
– Hiện tại Công ty chúng tôi có số người lao động là người ký hợp đồng thử việc;
– Có người là cộng tác viên;
– Có người là lao động thời vụ;
– Có người nhận khoán (Việc này có thể bỏ);
– Có người lao động đã nghỉ hưu;
– Có người lao động không muốn đóng bảo hiểm và xin trả thẳng vào lương;
– ………….
Do vậy:
– Những người thử việc thì Công ty chúng tôi sẽ báo tăng bảo hiểm cho họ sau khi người lao động qua thời gian thử việc.
– Những người là cộng tác viên, lao động thời vụ thì Công ty cũng có chính sách đãi ngộ và lương thưởng phù hợp với Hợp đồng lao động và phù hợp với luật hiện hành.
– Những người đã nghỉ hưu và những người không muốn đóng bảo hiểm thì Công ty đã trả phần bảo hiểm vào lương cho người lao động. Những trường hợp này đã có thể hiện trong hợp đồng lao động.
Công ty xin làm Biên bản giải trình này. Nếu cơ quan bảo hiểm cần thêm hồ sơ nào thì Công ty sẽ cung cấp đầy đủ.
Trân trọng cám ơn!
Đại diện Công ty
Giám Đốc
Nơi nhận:
– Như trên
– Lưu
Tải xuống Mẫu công văn gửi bảo hiểm xã hội năm
Khi nào cần làm công văn giải trình gửi bảo hiểm xã hội?
Hiện nay, khi có yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền thì doanh nghiệp phải thực hiện giải trình theo đúng quy định. Các trường hợp thường gặp khi giải trình bảo hiểm xã hội như sau:
- Giải trình khi chênh lệch số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với số người lao động thực tế tại đơn vị.
- Giải trình khi doanh nghiệp chậm tham gia bảo hiểm xã hội
- Giải trình khi doanh nghiệp chậm đóng (nợ) bảo hiểm xã hội.
- Giải trình khi truy thu bảo hiểm xã hội.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Mẫu công văn gửi bảo hiểm xã hội mới nhấtChúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, thành lập công ty trọn gói, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giải trình khi chênh lệch số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với số người lao động thực tế tại đơn vị.
Giải trình khi doanh nghiệp chậm tham gia bảo hiểm xã hội
Giải trình khi doanh nghiệp chậm đóng (nợ) bảo hiểm xã hội.
Giải trình khi truy thu bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý.