Hiện nay xu hướng kinh doanh, thành lập doanh nghiệp để mở rộng và phát triển thị trường ngày càng được mở rộng bởi những ưu thế và lợi ích kinh tế đem lại. Việc thực hiện thành lập doanh nghiệp là chưa đủ bởi cần đáp ứng điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động trơn tru sẽ phải trải qua nhiều thủ tục đăng ký khác nhau. Một trong những bước quan trọng để thành lập doanh nghiệp chính là hình thành và đăng ký mẫu dấu. Trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sẽ cần thực hiện thông báo mẫu dấu trên Cổng thông tin đăng ký quốc gia. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp lựa chọn sử dụng con dấu cũ, lúc này sẽ cần làm bản cam kết. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc mẫu cam kết sử dụng con dấu và quy định pháp luật về con dấu doanh nghiệp. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Con dấu của doanh nghiệp là gì?
Con dấu của doanh nghiệp là phương tiện đặc biệt được doanh nghiệp sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của mình. Con dấu có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản mà nó đóng lên đó. Nói cách khác có những hợp đồng, giao dịch của công ty phải được đóng dấu thì mới phát sinh hiệu lực, nếu không có thì xem như vô hiệu.
Chức năng của con dấu doanh nghiệp
Con dấu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp.
Thứ nhất, con dấu doanh nghiệp giúp các văn bản pháp lý của doanh nghiệp được khẳng định, đảm bảo được tính chính xác.
Qua đó, xác định và cụ thể hóa chủ thể chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của văn bản đó.
Như chúng ta đã biết, khi ký kết bất cứ một hợp đồng hay giao dịch dân sự nào, các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần có bước đóng dấu vào cuối mỗi trang hợp đồng để xác định tính chính xác và có thực của hợp đồng đó.
Mỗi một hợp đồng được người có thẩm quyền đóng dấu, thì khi đó mọi trách nhiệm của văn bản, hợp đồng đó sẽ được thực thi, hoặc chịu trách nhiệm cho văn bản đó.
Ngoài ra, con dấu công ty cũng là bằng chứng cho thấy những sản phẩm, tài sản,… có trong hợp đồng này là do công ty có con dấu sản xuất, cam kết.
Thứ hai, con dấu doanh nghiệp là công cụ hữu hiệu để chống giả mạo văn bản, hợp đồng giao dịch của các chủ thể kinh doanh.
Đồng thời, con dấu công ty chính là bằng chứng xác thực nhất để phân biệt tài liệu thật, giả, loại trừ các trường hợp làm giả tài liệu, gây thất thoát ngân quỹ và nguồn tài chính của công ty.
Doanh nghiệp cũng nhờ đó mà có thể tối ưu bảo vệ nguồn vốn của chính mình, tập trung tốt hơn vào công việc kinh doanh mà không gặp phải những cản trở không đáng có trên thương trường.
Thứ ba, con dấu công ty là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác.
Không có bất kì doanh nghiệp nào được phép hình thành con dấu giống với mẫu con dấu mà công ty thành lập trước đã đăng ký.
Đây là một yếu tố cực kì hợp lý, góp phần cá thể hóa các doanh nghiệp, hỗ trợ việc tìm kiếm, phân biệt các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Mẫu dấu của doanh nghiệp là linh hồn của doanh nghiệp, hiện diện trong các văn bản, hợp đồng hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp, bản hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động; hợp đồng dịch vụ giữa công ty với khách hàng, các văn bản quy định nội bộ của công ty, và hàng loạt các văn bản khác…
Thứ tư, con dấu được sử dụng trên văn bản giúp xác định văn bản đó có hiệu lực, đáng tin cậy, khách hàng có thể biết được đây là văn bản chính xác, đáng tin, yên tâm hơn trong mua bán sản xuất.
Quy định dấu dưới hình thức chữ ký số là dấu của doanh nghiệp
Từ năm 2021, vì sự phát triển nhanh chóng của thông tin điện tử, yêu cầu về giao dịch nhanh chóng, xuyên biên giới rút gọn các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện công việc kinh doanh, nên Nhà nước quy định ngoài các con dấu truyền thống được làm ở các cơ sở khắc dấu thì chữ kí số cũng được quy định là con dấu chính thức, có đầy đủ giá trị pháp lý. Đây là một đổi mới hết sức tiến bộ, không những góp phần hỗ trợ doanh nghiệp rút gọn thủ tục kinh doanh mà còn thể hiện sự hội nhập vào xu hướng phát triển chung của thế giới.
Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm:
– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
– Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Quy định về thẩm quyền quyết định con dấu doanh nghiệp
Thẩm quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung con dấu được quy định như sau:
Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân. Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác (được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP).
Nội dung con dấu doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Trong đó, thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều 37 và Khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:.
- Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
Mẫu con dấu của Doanh nghiệp phải được thể hiện dưới một hình thức cụ thể, như: Hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp như thế nào?
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đây là các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020.
Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.
Khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ do Điều lệ của Công ty quy định và do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác.
Tải xuống mẫu cam kết sử dụng con dấu
Hướng dẫn soạn thảo mẫu cam kết sử dụng con dấu mới năm 2023
Mẫu biên bản cam kết trên là một mẫu chung nhất có thể sử dụng để áp dụng cho mọi trường hợp thỏa thuận dân sự, thỏa thuận khác liên quan. Mẫu cam kết này có giá trị ràng buộc, ghi nhận sự thỏa thuận hợp pháp theo ý chí của các bên. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau đây có thể là một tài liệu chứng cứ quan trọng được tòa án coi như một bằng chứng, chứng cứ có giá trị chứng minh tại tòa án.
Lưu ý: Các thỏa thuận chưa thực sự rõ ràng trong các hợp đồng thì cũng có thể ghi nhân thông qua các bản cam kết kèm theo hợp đồng để giải thích rõ hơn, cụ thể hơn về các điều khoản trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận nhưng không rõ ràng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Con dấu logo có hiệu lực không?
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
- Pháp luật có cho phép hộ kinh doanh sử dụng con dấu không?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu cam kết sử dụng con dấu chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu cam kết sử dụng con dấu mới năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
Số lượng con dấu
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
Những hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trên con dấu được pháp luật quy định một cách cụ thể trong Nghị định số 96/2015/NĐ-CP. Điều 14 Nghị định này có quy định rằng, mẫu dấu doanh nghiệp không được phép sử dụng những nội dung như sau:
Quy định pháp luật về con dấu doanh nghiệp
Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Các hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu.
Tranh chấp giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài.