Thưa luật sư; Tôi đang thực hiện một kế hoạch ở đoàn xã về vấn đề bảo về môi trường trong khu vực. Để đảm bảo được tất cả mọi người trong vùng đều thực thiện tốt các quy định đã nêu ra để giữ cho môi trường luôn được sạch sẽ và tránh thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng xấu, hủy hoại môi trường thì cần phải có bản cam kết bảo về môi trường để tất cả mọi người cùng đồng thuận. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về loại cam kết này? Mẫu cam kết như thế nào? Được viết ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Mẫu cam kết bảo vệ môi trường mới nhất viết như thế nào? Được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường không chỉ là không gian sống của con người và sinh vật. Mà môi trường còn là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… phục vụ cho cuộc sống của con người.
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn tài nguyên và năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng (ánh sáng, gió,…). Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người cũng đều bắt nguồn từ các tài nguyên thiên nhiên tồn tại trên trái đất.
Chính vì thế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta. Bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Những hành động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Ngăn chặn và khắc phục các hậu quả con người gây ra cho môi trường và thiên nhiên.
Cam kết bảo vệ môi trường là gì?
Cam kết bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá, dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.
Mẫu cam kết bảo vệ môi trường được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lập ra để cam kết về việc bảo vệ môi trường.
Mẫu bản cam kết bảo vệ môi trường thường được nêu rõ thông tin của bên cam kết, nội dung cam kết…
Mẫu bản cam kết bảo vệ môi trường mới nhất theo quy định hiện hành
Mời bạn tham khảo và tải xuống mẫu cam kết bảo vệ môi trường dưới đây của chúng tôi:
Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường chi tiết nhất
(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(2) Tên đầy đủ của cơ sở.
Một số quy định về bảo vệ môi trường:
Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường; Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định các đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
Một là, Thông thường thì trong các dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Hai là, Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Ngoài các dự án, phương án được nêu như dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ thì các dự án, phương án còn lại thuộc đối tượng không thuộc quy định trên được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung chủ yếu của kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm có hai phần đó là:
-Phần thứ nhất là phần thuyết minh có các nội dung quy định Luật bảo vệ môi trường năm 2014 như: Địa điểm thực hiện. Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng được xử lý như thế nào? Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường. Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
+Phần thứ hai là phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
Hiện nay đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động, việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ và đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới thì cũng thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Không những vậy, các chủ dự án, chủ cơ sở phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận về việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trong những trường hợp các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường này được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện các dự án của chủ dự án, chủ cơ sở.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mẫu cam kết bảo vệ môi trường mới nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thủ tục đăng ký bảo hộ logo giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Hạn chế rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon,… Gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên.
Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Chính vì thế, hãy trồng và chăm sóc cây xanh. Đồng thời lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết …
Bảo vệ môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển,… Đồng thời, xử lý nước thải trước khi xử ra môi trường.
Tiết kiệm điện: Hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động,… khi không sử dụng.
Giảm sử dụng, tái sử dụng và sử dụng sản phẩm tái chế.
Bước 1: Cá nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung làm hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 2: Trong thời hạn năm 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP cho chủ dự án và gửi bản kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
Tổ chức, công dân nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường