Xin chào Luật sư. Sáng hôm nay, xóm tôi được Ủy ban nhân dân xã thông báo đến từng các hộ gia đình phải làm bản cam kết bảo vệ môi trường. Tôi đang có thắc mắc rằng cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình là gì? Hồ sơ thực hiện bao gồm những giấy tờ gì? Chi phí thực hiện cam kết là bao nhiêu? Mẫu cam kết bảo vệ môi trường hộ gia đình năm 2022 như thế nào? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề “Mẫu cam kết bảo vệ môi trường hộ gia đình năm 2022” là thắc mắc của rất nhiều người. Để giải đáp thắc mắc đó cũng như câu hỏi trên thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm của hộ gia đình với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng động.
Thông qua việc cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến môi trường sẽ được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các phương án thích hợp bảo vệ môi trường.
Cam kết bảo vệ môi trường mang ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao ý thức của Toàn dân nói chung, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó cải thiện và bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta.
Ngoài ra, khi các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vi phạm làm ảnh hưởng môi trường cũng sẽ bị xử phạt nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hộ gia đình có thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ, xí nghiệp, khu công nghiệp nói chung và các hộ kinh doanh kiểu hộ gia đình nói riêng phải thực hiện bảo vệ môi trường và một trong những thủ tục cần phải thực hiện là xin giấy cam kết bảo vệ môi trường.
Như vậy, hộ gia đình thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của hộ gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
b) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
e) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ở đô thị theo quy định của pháp luật về xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cấp giấy phép xây dựng trong đó bao gồm công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình
Hồ sơ thực hiện xin bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình
Để có thể xin bản cam kết bảo vệ môi trường dành cho hộ gia đình, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
+ Cam kết bảo vệ môi trường hộ gia đình
+ Kế hoạch bảo vệ môi trường hộ gia đình
+ Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (nếu có rác thải nguy hại)
+ Giấy phép khai thác nước ngầm (nếu sử dụng nước ngầm)
+ Giấy phép xả thải (nếu có hệ thống xử lý nước thải).
Thủ tục thực hiện xin bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình
Để thực hiện thủ tục xin giấy cam kết bảo vệ môi trường, Hộ gia đình cần thực hiện những thủ tục dưới đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hộ gia đình nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy cam kết bảo vệ môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung để thực hiện theo quy định.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì Ủy ban nhân dân cấp xã giao biên nhận cho người nộp hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Bước 3: Cơ quan có thảm quyền xử lý hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành xử lý hồ sơ, kiểm tra hoặc trình lên Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện những công việc dưới đây:
+ Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô dự án.
+ Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
+ Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến hoạt động của dự án.
+ Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
+ Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
+ Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện đưa vào bản cam kết bảo vệ môi trường;
+ Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
+ Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
+ Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
+ Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt cam kết bảo vệ môi trường;
+ Thẩm định và Quyết định phê duyệt cam kết.
Trường hợp hộ gia đình đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xem xét và cấp Giấy xác nhận.
Trường hợp hộ gia đình chưa đáp ứng đủ điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản cho hộ gia đình hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.
Hộ gia đình thực hiện đúng các yêu cầu của văn bản thông báo và hoàn thiện, gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện đến Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét; trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra lại các điều kiện về bảo vệ môi trường và xem xét, cấp Giấy xác nhận.
Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4. Nhận kết quả
Hộ gia đình đến nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo ngày hẹn ghi trên biên nhận (giấy hẹn);
Theo quy định của pháp luật thì thời gian giải quyết là 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, hợp lệ và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
Mẫu cam kết bảo vệ môi trường hộ gia đình năm 2022
Dưới đây là mẫu cam kết bảo vệ môi trường cho hộ gia đình năm 2022.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức
- Mẫu đơn xin thăm nuôi phạm nhân mới năm 2022
- Mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu cam kết bảo vệ môi trường hộ gia đình năm 2022“. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại có thể giúp ích cho quý khách hàng của Luật sư X. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu các dịch vụ khác như hồ sơ giải thể công ty, dịch vụ công chứng tại nhà hay hồ sơ giải thể công ty cổ phần, mã số thuế cá nhân… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt bao gồm:
a) Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt;
b) Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt;
c) Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; công bố các khu vực môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; đánh giá hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt;
d) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm;
đ) Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích sông liên quốc gia và chia sẻ thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật và thông lệ quốc tế.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
3. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
4. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.