Xin chào Luật sư X. Sáng nay khi đang quét chùa thì tôi có thấy một chiếc túi to để ở sân, tôi mở ra thì thấy bên trong là một em bé. Tôi đã báo cho cơ quan ở địa phương tôi sự việc này, tuy nhiên chưa biết rằng việc lập biên bản trẻ bị bỏ rơi sẽ như thế nào? Việc soạn thảo biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi ra sao? Trong trường hợp, tôi muốn nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi này thì tôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì, cháu nhỏ có thể đặt tên theo họ nhà tôi không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Cần làm gì khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi?
Theo Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:
– Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
– Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
– Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Tải xuống mẫu biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi
Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản trẻ bị bỏ rơi
(1): Điền tên trưởng công an xã/ phường
(2): Điền địa chỉ cơ quan.
(3): Điền số điện thoại liên hệ
(4): Điền họ tên, năm sinh của người phát hiện
(5): Điền số chứng minh nhân dân của người phát hiện
(6): Điền nơi đăng ký hộ khẩu của người phát hiện
(7): Điền chỗ ở hiện nay của người phát hiện
(8): Điền số điện thoại liên hệ
(9): Điền các thông tin của trẻ em bị bỏ rơi trong giấy tờ tùy thân( nếu có)
Muốn nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi, cụ thể như sau:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.”
Cha mẹ nuôi có quyền cho con nuôi theo họ của mình hay không?
Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau:
“1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.”
Như vậy, Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giấy tờ tùy thân của trẻ em theo quy định pháp luật
- Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo mấy cấp độ?
- Tại sao quyền bí mật riêng tư của trẻ em là bất khả xâm phạm?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi năm 2022” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như trích lục đăng ký kết hôn hay tư vấn về cách soạn mẫu trích lục quyết định ly hôn… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện
Câu hỏi thường gặp
Mẫu biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi là mẫu biên bản được lập ra để xác nhận trẻ em bị bỏ rơi. Mẫu biên bản ghi rõ thông tin về trẻ em bị bỏ rơi, thông tin người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi ( họ tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, chỗ ở hiện nay, đăng ký hộ khẩu thường trú…)
Mẫu biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi là mẫu biên bản được dùng để ghi chép lại quá trình xác nhận trẻ em bị bỏ rơi. Đây là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có phương án xử lý giải quyết để trẻ em được sống và bảo đảm đầy đủ các quyền, được chăm sóc, bảo vệ.
Theo quy định, ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 7, Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 và khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.