Tai nạn gây thương tích là một trong những vấn đề không ai mong muốn, trong đó đối với người sử dụng lao động thì phải thực hiện báo cáo tổng hợp về tình hình tai nạn lao động tại thời điểm theo quy định. Nếu bạn là người sử dụng lao động, người có dự định sẽ thuê người lao động thì phải lưu ý về các mẫu báo cáo tai nạn thương tích và các quy định liên quan từ đó nâng cao về bảo vệ an toàn lao động. Vậy mẫu báo cáo tai nạn thương tích năm 2023 ra sao? Mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015
- Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT
Tai nạn thương tích là gì?
Để tìm hiểu khái niệm “tai nạn thương tích”, trước tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa độc lập của hai từ: “Tai nạn” và “thương tích”. Theo đó, “tai nạn” có thể hiểu đơn giản là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Còn “thương tích” có nghĩa là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp. Đó là sự tổn thương cơ thể khi cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiết oxy, mất nhiệt hoặc phải chịu một tác động nào đó như: chất phóng xạ, tác động cơ học,… quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể.
Từ cách hiểu 2 từ trên, có thể suy ra cách hiểu của cụm từ “tai nạn thương tích” như sau: “Tai nạn thương tích là sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, do tác nhân bên ngoài, gây nên những tổn thương về thể chất và tinh thần.” Cách hiểu này cũng tương đương với quy định của pháp luật về giải thích “tai nạn thương tích” trong Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT Quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Tai nạn thương tích được Bộ Y tế chia thành hai loại: Tai nạn không chủ định và Tai nạn có chủ định.
- Loại 1: Tai nạn không chủ định: Đây là những tai nạn mà không tồn tại một nguyên nhân rõ ràng, và rất khó để có thể đoán trước. Đó là một tai nạn bất ngờ như: ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối,… Loại tai nạn này xảy ra bất ngờ và không thể lường trước nên cũng rất khó để phòng tránh một cách tuyệt đối.
- Loại 2: Tai nạn có chủ định: Đó là những loại tai nạn được hình thành từ một hoặc một số nguyên nhân rõ ràng và có thể lường trước được. Sự nỗ lực phòng tránh loại tai nạn này thường có hiệu quả hơn so với loại tai nạn thương tích đầu tiên.
Ở Việt Nam, một số tai nạn thương tích thường gặp có thể kể đến là:
- Đuối nước: Đây là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm vào các loại chất lỏng (nước, xăng, dầu), mà trường hợp xảy ra nhiều nhất là chìm trong nước, dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
- Tai nạn giao thông: Loại tai nạn thương tích này thường là những trường hợp xảy ra do sự va chạm trong quá trình tham gia giao thông, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên.
- Ngã: Đây là tai nạn thương tích có thể là rơi từ trên cao xuống, hoặc do nô đùa, chạy nhảy mà tạo nên.
- Ngộ độc: Đây là những trường hợp tai nạn thương tích do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến ngộ độc cần có chăm sóc của y tế hoặc thậm chí có thể gây ra tử vong ngay lập tức.
- Bỏng, điện giật: Đây là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện hoặc tiếp xúc với những vật thể nóng quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể (nước nóng) gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
- Động vật cắn: Đó là trường hợp tai nạn thương tích do bị động vật cắn, làm tổn thương cơ thể.
- Bạo lực: Đây là loại tai nạn thương tích nằm trong nhóm tai nạn có chủ định. Tai nạn thương tích này thường bị gây nên bởi hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương.
Trong đó, hiện nay hai tai nạn thương tích mà trẻ em hay gặp phải nhất là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông. Đây cũng là hai loại tai nạn có thể gây ra nhiều thương tích nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong nhưng có thể phòng tránh được nếu người lớn, đặc biệt là cha mẹ, gia đình của trẻ tạo cho trẻ một môi trường sống an toàn.
Các phương pháp phòng chống tai nạn thương tích
Phòng chống tai nạn thương tích có thể thực hiện qua phương pháp chủ động hoặc thụ động.
- Phương pháp phòng ngừa chủ động yêu cầu sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ. Hiệu quả của việc phòng ngừa phụ thuộc vào việc cá nhân đó sử dụng đúng các biện pháp phòng ngừa. Mục đích của các biện pháp này là thay đổi hành vi của cá nhân cần được bảo vệ, ví dụ như yêu cầu đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hoặc thắt dây an toàn khi đi xe ô tô.
- Phương pháp phòng ngừa thụ động là cách hiệu quả nhất trong việc kiểm soát tai nạn thương tích. Biện pháp này không yêu cầu sự tham gia của cá nhân cần được bảo vệ, mà tập trung vào bảo vệ các thiết bị và phương tiện được thiết kế để tự động bảo vệ người sử dụng. Mục đích của biện pháp phòng ngừa thụ động là thay đổi môi trường hoặc phương tiện để giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích. Ví dụ, phân tuyến đường giao thông riêng cho người đi bộ và phương tiện giao thông riêng cho xe ô tô và xe máy sẽ giúp bảo vệ người đi bộ khỏi tai nạn thương tích do xe máy hoặc ô tô.
Thời điểm, mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động của người sử dụng lao động?
Thời điểm báo cáo tổng hợp hợp tình hình tai nạn lao động của người sử dụng lao động như sau:
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
- Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
Mẫu báo cáo tai nạn thương tích
Hướng dẫn cách điền mẫu:
- Điền thông tin tên cơ sở
- Điền thông tin cơ quan quản lý
- Tổng số lao động, trong đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ
- Ngành nghề kinh doanh chính
- Sau đó liệt kê số lao động bị tai nạn thương tích theo các thứ tự, họ và tên, mức độ thương tích,…
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu báo cáo tai nạn thương tích”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Công chứng tại nhà Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khi không may bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được nghỉ làm để điều trị, phục hồi chức năng lao động. Sau khi đã điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, người lao động còn có thể nghỉ thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi thương tật.
Thời gian nghỉ đối với từng giai đoạn điều trị, dưỡng sức, phục hồi thương tật được xác định như sau:
Nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động:
Hiện không có quy định cụ thể về thời gian nghỉ tối đa. Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động dài hay ngắn còn phụ thuộc vào thương tật do tai nạn lao động mà người lao động mắc phải.
Nghỉ dưỡng sức, phục hồi thương tật:
Căn cứ Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động và trở lại làm việc mà trong 30 ngày đầu sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi từ 05 – 10 ngày/lần bị tai nạn lao động.
Cụ thể như sau:
– Tối đa 10 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
– Tối đa 07 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%.
– Tối đa 05 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.
Lưu ý: Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động trong 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức độ suy giảm lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
Như vậy, thời gian nghỉ làm do điều trị tai nạn lao động sẽ không giới hạn số ngày nghỉ tối đa nhưng khi đã điều trị ổn định thì người lao động chỉ được nghỉ dưỡng sức thêm từ 05 – 10 ngày.
Thực hiện nghiêm quy chế quản lý an toàn, các quy trình an toàn Công ty đã ban hành và các văn bản pháp quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước.
Các công trường đều phải được trang bị tủ thuốc y tế, sơ cứu, băng cáng cứu thương.
Huấn luyện sơ cấp cứu.
Huấn luyện ứng cứu tình huống khẩn cấp cho Cán bộ công nhân viên.
Ban chỉ huy phòng chống sự cố, thiên tai Công ty và các công trường.
Đội trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường