Ở nước ta hiện nay mô hình hợp tác xã đã dần trở lên quen thuộc và được hình thành nhiều, bên cạnh sự phát triển của các mô hình kinh doanh doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân thì hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân và đồng sở hữu…Theo quy định, trong quá trình hoạt động hợp tác xã sẽ cần thực hiện báo cáo tài chính định kỳ và sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Vậy quy định về báo cáo tài chính của Hợp tác xã và các nghĩa vụ tài chính của Hợp tác xã như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết Mẫu báo cáo tài chính của hợp tác xã mới năm 2023 sau đây:
Căn cứ pháp lý
Mẫu Báo cáo tài chính của Hợp tác xã và các nghĩa vụ tài chính của Hợp tác xã là gì?
Mẫu Báo cáo tài chính cho Hợp tác xã là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh và việc cân đối tài khoản của hợp tác xã. Mẫu Báo cáo tài chính cho Hợp tác xã bao gồm các mẫu về Bảng Cân đối Tài khoản, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Bản Thuyết minh báo cáo tài chính.
Nghĩa vụ tài chính của Hợp tác xã là các nghĩa vụ về thuế, về lệ phí, các khoản nợ và vốn góp của các thành viên mà hợp tác xã phải thực hiện.
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một HTX, đáp ứng yêu cầu quản lý của HTX, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của HTX về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
Chế độ tài sản của hợp tác xã như thế nào?
Tài sản của hợp tác xã được hình thành từ các nguồn sau đây:
– Vốn góp của thành viên , hợp tác xã thành viên;
– Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
– Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng cho khác.
Trong đó, các loại tài sản không chia bao gồm: Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, thuê đất; khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm dưới đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia; Vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia. Các tài sản này là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, tuy nhiên không được chia cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động. Tài sản không chia cũng sẽ chỉ được đem ra trả nợ khi các tài sản còn lại của hợp tác xã không đủ để thanh toán.
Mẫu báo cáo tài chính của hợp tác xã mới năm 2023
Hướng dẫn lập mẫu báo cáo tài chính của hợp tác xã
Hệ thống báo cáo tài chính
– Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các HTX bao gồm: Bảng cân đối tài khoản theo Mẫu số B01 – HTX; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B02 – HTX; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo Mẫu số B09 – HTX
– Khi lập báo cáo tài chính, các HTX phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các HTX có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của HTX nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính
– Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của HTX.
– Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh được, đảm bảo tính kịp thời và dễ hiểu.
– Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính. HTX được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
– Tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tình hình tài chính được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
Các nghĩa vụ tài chính của Hợp tác xã
Nghĩa vụ tài chính là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ do cơ quan thuế xác định mà người sử dụng đất phải nộp.
Theo đó, căn cứ Luật Hợp tác xã 2012, Hợp tác xã phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của Hợp tác xã.
– Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản, hợp tác xã phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã bằng toàn bộ tài sản của mình.
– Các thành viên của hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi số vốn đã góp vào hợp tác xã.
Đây là nghĩa vụ cơ bản của tất cả các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó bao gồm cả hợp tác xã. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã có quyền kí kết các hợp đồng sản xuất, kinh doanh, các hợp đồng nhằm tạo nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất hoặc tiến hành huy động vốn để tăng cường nguồn vốn của mình nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với các rủi ro phát sinh cũng như các nghĩa vụ tài chính khác.
Nghĩa vụ thuế của hợp tác xã
– Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nên khi thành lập hợp tác xã phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước.
Ngay sau khi thành lập, Hợp tác xã phải thực hiện các thủ tục về thuế.
Tùy thuộc vào các hoạt động kinh doanh thực tế sau khi thành lập mà Hợp tác xã phải nộp các loại thuế theo quy định. Nhưng có các loại thuế cơ bản mà Hợp tác xã phải nộp đó là:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế thu nhập cá nhân (của người lao động làm việc tại hợp tác xã)
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
Ngoài ra, tùy từng hoạt động và đối tượng kinh doanh cụ thể mà Hợp tác xã còn phải nộp các loại thuế sau:
+ Thuế bảo vệ môi trường
+ Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu báo cáo tài chính của hợp tác xã mới năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về lệ phí hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn kiện đòi nợ mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn xin xác nhận nguồn gốc đất mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Là một tổ chức kinh tế, đồng sở hữu.
Có tư cách pháp nhân.
Do ít nhất 7 cá nhân thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
Với mục đích tạo việc làm theo nhu cầu các thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.
Được quản lý và sử dụng theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định khác (đặc biệt, phần tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp HTX do chính phủ quy định nếu giải thể, phá sản);
Thành viên, hợp tác xã thành viên chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn.
Thu nhập, lợi nhuận được phân chia ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và trích lập các quỹ theo quy định:
– Phân chia theo công sức lao động đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ;
– Theo vốn góp