Báo cáo an toàn vệ sinh lao động; là một trong những hoạt động thường niên của công ty; trình Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Y tế quản lý; giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động của các cơ sở. Nhưng rất nhiều người chưa rõ cách Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động được viết ra sao? Luật sư X gửi tới các bạn Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là bản tổng kết; đánh giá, tổng hợp các thông tin về công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn; vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất kinh doanh đã có quy định cụ thể; về hoạt động báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động như sau:
– Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê; các nội dung cần phải báo cáo về công tác vệ sinh, an toàn lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật; làm căn cứ theo dõi và phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn; vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Y tế, có thể gửi trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử theo mẫu. Báo cáo phải gửi trước 10/01 của năm sau.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn; vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn; gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định trước ngày 25 tháng 01 hằng năm.
Theo đó, doanh nghiệp hằng năm phải thực hiện; và gửi báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động theo mẫu; quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH; gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế trước ngày 10/01 của năm sau.
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động; được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH; ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn cách ghi
Hướng dẫn cách ghi:
– Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng của Thông tư này, cụ thể:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước
- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài
- Công ty hợp danh
- Hợp tác xã …
- Khác
– Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
- Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;
- Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;
- Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;
- Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
– Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định số: 28/2020/NĐ-CP; Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động; bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có quy định:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề khác như: Thủ tục giải thể công ty mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
1. Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra;
2. Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
3. Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;
4. Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;
5. Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;
6. Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm Điểm để xét duyệt thi đua;
7. Các hình thức kiểm tra khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.