Giấy khai sinh được xem là giấy tờ tùy thân đầu tiên và bắt buộc cần có của mọi công dân Việt Nam. Bên cạnh đó giấy khai sinh được chia ra làm 2 bản giấy khai sinh bản chính và giấy khai sinh bản sao. Giấy khai sinh bản chính chính chỉ được cấp 01 bản duy nhất. Hiểu được tâm lý của người dân sợ mất bản chính nên Nhà nước đã đề ra pháp luật có giấy khai sinh bản sao. Giấy khai sinh bản sao là biểu mẫu giấy khai sinh được sao y từ giấy khai sinh bản chính và có dấu đỏ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính pháp lý của giấy khai sinh. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu bản sao giấy khai sinh mới nhất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Giấy khai sinh là gì?
Theo Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.“
Giấy khai sinh chính là giấy tờ hộ tịch “gốc”, đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi cá nhân. Tất cả các giấy tờ của cá nhân đều phải “khớp” thông tin với Giấy khai sinh. Nếu sai, người dân phải căn cứ vào Giấy khai sinh để đính chính, điều chỉnh giấy tờ đó.
Bản sao giấy khai sinh là gì?
Khoản 1 và khoản 6 điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”
Như vậy căn cứ từ điều luật trên, bản sao giấy khai sinh là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong bản chính giấy khai sinh. Bản sao giấy khai sinh có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mẫu Giấy khai sinh bản chính
Theo Thông tư 04, Giấy khai sinh bản chính có mẫu như sau:
Các thông tin trên Giấy khai sinh được cán bộ tư pháp – hộ tịch ghi theo thông tin mà người dân kê khai tại Tờ khai đăng ký khai sinh. Vì thế, cần đặc biệt lưu ý khai chính xác các thông tin sau:- Tên con không được quá dài;
– Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; nếu cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;.
– Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
– Quê quán của con được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán.
Giấy khai sinh bản chính chỉ được cấp 01 bản duy nhất.
Mẫu bản sao giấy khai sinh mới nhất 2022
Bên cạnh việc giữ cẩn thận Giấy khai sinh bản chính, người dân cũng nên yêu cầu cấp thêm nhiều bản sao để sử dụng khi có việc cần thiết, hạn chế sử dụng bản chính, dễ làm mất.
Bản sao giấy khai sinh có giá trị tương đương với bản chính không?
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có định nghĩa về bản sao như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.“
Đồng thời tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định bản sao giấy khai sinh có giá trị pháp lý như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”
Thẩm quyền cấp bản sao giấy khai sinh
Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao được quy định tại điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP :
“Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc
1. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.“
Hiện nay, cơ quan quản lý hộ tịch bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký khai sinh ban đầu. Theo đó, tùy thuộc vào thời điểm bạn xin cấp bản sao giấy khai sinh đang do cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết việc cấp bản sao cho bạn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định pháp luật về thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh?
- Mẫu bản sao giấy khai sinh theo Thông tư 04/2020/TT-BTP
- Giấy khai sinh có công chứng được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu bản sao giấy khai sinh mới nhất”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến việc công chứng, công chứng ủy quyền tại nhà, Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; hồ sơ đổi căn cước công dân gắn chíp; Xác nhận tình trạng hôn nhân, khai sinh cho con riêng trong khi chưa ly hôn, Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh ta biết được rằng nếu bạn đăng ký khai sinh muộn 1 năm thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên theo quy định tại Quyết định 1872/QĐBTP khi làm giấy khai sinh muộn bạn sẽ phải tốn phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Và theo quy định thì căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp; nên hiện nay không có quy định số tiền cụ thể về lệ phí khi làm khai sinh quá hạn.
Tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau về Giấy khai sinh:
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Trường hợp nội dung trong hồ sơ; giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ; cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Như vậy, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc; thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con như: sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp, sổ bảo hiểm, giấy phép lái xe… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.
Giấy khai sinh có giá trị pháp lý và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nếu có thay đổi, sai sót cần chỉnh sửa thì người có quyền yêu cầu thay đổi, cải chính giấy khai sinh có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.