Có độc giả gửi câu hỏi về Phòng tư vấn pháp luật Luật sư X với nội dung: “Tôi đọc báo có nói rằng, bị cận thị thì không được lái xe máy. Tôi đang hoang mang không rõ thực hư thế nào vì tôi chuẩn bị mua xe máy cho con trai tôi đi học và con trai tôi cũng bị cận. Mong được giải đáp”. Vây, Mắt bị cận thị có được cho phép lái xe theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mắt bị cận thị có thể nhận biết như thế nào?
Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ.
Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.
Triệu chứng cận thị gồm có:
- Hình ảnh nhìn xa thấy bị mờ, nhòe, không rõ; chỉ nhìn gần được như đọc sách báo, xem ti vi ngồi gần.
- Mỏi mắt, thường phải nheo mắt khi nhìn xa.
- Thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt.
Mắt bị cận thị có được cho phép lái xe theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015-TTLT-BYT-BGTVT thì:
STT | Chuyên khoa | |||
NHÓM 1 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1) | NHÓM 2 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1) | NHÓM 3 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE) | ||
III | Mắt | – Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).– Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). | – Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).– Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). | Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
III | Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > – 8 diop. | |||
III | – Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi – thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°.– Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°.– Bán manh, ám điểm góc. | |||
III | Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. | Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. | Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. | |
III | Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính. | Song thị. | ||
III | Các bệnh chói sáng. | |||
III | Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà). |
Theo quy định này thì trường hợp để xác định cận thị đó là thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính) và rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. Nghĩa là mặc dù con bạn bị cận, nhưng đeo kính và mắt vẫn đạt chuẩn theo quy định này thì vẫn đủ điều kiện để lái xe còn nếu cận thị mà đeo kính, mắt vẫn không đủ điều kiện thì con bạn không được lái xe.
Mắt bị cận thị có được cho phép thi bằng lái xe A1?
Hiện nay, quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe… được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Bảng trên đã xác định các tình trạng bệnh, tật bị nếu mắc phải hay bị mất thì người dân sẽ không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.
Ngoài điều kiện đối với mắt bị cận, theo các quy định khác tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015, chỉ cần không mắc các bệnh, tật dưới đây sẽ được thi bằng lái xe A1:
- Đang rối loạn tâm thần cấp;
- Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi;
- Liệt vận động từ hai chi trở lên;
- Rối loạn nhận biết 03 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây;
- Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng);
- Sử dụng các chất ma túy;
- Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
Như vậy, người bị cận nhưng trong điều kiện pháp luật cho phép thì vẫn được thi cấp bằng lái xe A1. Đương nhiên, tuyệt đối không được làm giả bằng lái xe; vì đó là hành vi vi phạm quy định
Mắt bị cận thị có được cho phép thi bằng lái xe B2?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định để được cấp bằng lái xe hạng B2 thì cần đáp ứng điều kiện chung là đủ 18 tuổi và đảm bảo yêu cầu vấn đề sức khỏe.
Dẫn chiếu đến quy định về điều kiện sức khỏe của người lái xe tại Phụ lục số 1 theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:
“Người có một trong các tình trạng bệnh, tật về mắt sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo hạng B2:
– Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
– Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > – 8 diop.
+) Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi – thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°.
+) Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°.
+) Bán manh, ám điểm góc.
– Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
– Song thị.
– Các bệnh chói sáng.
– Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà)”.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Mắt bị cận thị có được cho phép lái xe theo quy định của pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Tước giấy phép lái xe đối với xe máy trong trường hợp nào?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.