Chào Luật sư, Con trai tôi du học ở khu vực Nam Mỹ, giao dịch ngân hàng khó khăn, nhất là trong dịch bệnh. Nhân chuyến công tác của người quen, tôi đổi 7.000 USD tiền mặt nhờ đưa cho cháu. Tuy nhiên khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh thì bạn tôi bị hải quan chặn lại và lập biên bản. Mang nhiều tiền mặt khi đi ra nước ngoài có bắt buộc khai báo không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 15/2011/TT-NHNN
Mang nhiều tiền mặt khi đi ra nước ngoài có bắt buộc khai báo không?
Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ
Về số tiền tối đa được mang theo khi xuất, nhập cảnh thì pháp luật không quy định. Trên thực tế số tiền tối đa được mang theo tùy thuộc lý do sử dụng như để học tập, chữa bệnh, du lịch, thăm thân, thừa kế, định cư…
Quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng Việt Nam;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng Việt Nam;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có được phép thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ?
Theo khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh Ngoại hối 2013, Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNH quy định cụ thể:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (gồm quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong đó, ngoại tệ (đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực) là một hình thức của ngoại hối.
Như vậy, pháp luật hiện hành cấm ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ?
Theo Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, các giao dịch sau được phép sử dụng ngoại tệ:
- Điều chuyển vốn nội bộ trong doanh nghiệp;
- Góp vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Trả lương cho người lao động nước ngoài;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú;
- Giao dịch với Doanh nghiệp chế xuất;
- Giao dịch với Tổ chức tín dụng;
- Thanh toán phí, lệ phí cho cơ quan nước ngoài;
- Cung ứng dịch vụ ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu;
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
- Kinh doanh hàng miễn thuế;
- Kinh doanh đại lý vận tải;
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối;
- Kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn và du lịch;
- Cung ứng dịch vụ tại khu cách ly, kho ngoại quan
- Một số giao dịch trong hoạt động đấu thầu
- Giao dịch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận
Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép việc trả lương cho người nước ngoài qua ngoại tệ. Do đó, bạn có thể trả lương cho người lao động đó bằng đô la.
Xử phạt khi vi phạm thanh toán bằng ngoại tệ
Nếu giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định nêu trên sẽ bị xử phạt từ 200 – 250 triệu đồng (điểm c khoản 6 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP).
Mức phạt tương tự đối với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
Người nước ngoài có được tạm ứng tiền lương không?
Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đã có quy định về việc tạm ứng tiền lương của người lao động như sau:
“Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.”
Như vậy, lao động là người nước ngoài hoàn toàn có thể tạm ứng tiền lương nếu như đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
Xem thêm :Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người Nhật Bản tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ bổ nhiệm lại như thế nào?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
- Quy trình 5 bước trong bổ nhiệm cán bộ theo quy định mới nhất
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mang nhiều tiền mặt khi đi ra nước ngoài có bắt buộc khai báo không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; tạm ngừng kinh doanh; giấy phép bay Flycam, sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về số tiền tối đa được mang theo khi xuất, nhập cảnh thì pháp luật không quy định. Trên thực tế số tiền tối đa được mang theo tùy thuộc lý do sử dụng như để học tập, chữa bệnh, du lịch, thăm thân, thừa kế, định cư…
ảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: 15.000.000 VNĐ