Tình trạng bị xàm sỡ nơi công cộng hay hành hung với phái nữ vì những lý do nhỏ ngày nay càng trở nên phổ biến. Là những người có khả năng phòng thủ kém nên các chị em thường nghĩ đến các hình thức phòng vệ không cần sử dụng nhiều sức lực mà vẫn mang tính áp chế cao dành cho đối phương như bình xịt hơi cay. Đây là một trong những loài đồ tự vệ được bán tràn lan trên các trang mạng nhưng không phải ai cũng biết việc sử dụng bình xịt hơi cay cũng được nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Đây là vật dụng tự vệ không thuộc danh mục các sản phẩm được phép mua bán và sử dụng công khai. Vậy mang bình xịt hơi cay bị phạt bao nhiêu? Có được sử dụng bình xịt hơi cay để tự vệ không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12
- Bộ luật dân sự 2015
Bình xịt hơi cay là gì?
Bình xịt hơi cay là một dụng cụ sử dụng để phòng vệ bằng cách phun chất cay vào đối phương, bình xịt thường được dùng trong các trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm như bị kẻ xấu tấn công, bị cướp tài sản, bắt cóc,…
Thường thì hơi cay được làm từ ớt, tiêu hoặc các loài thực vật tương tự có vị cay khác. Khi tiếp xúc với hơi cay, đối phương sẽ cảm thấy khó chịu, choáng váng đầu óc ngay tức khắc. Đối với cảnh sát thì đây còn là phương tiện chống bạo động, trấn áp người phạm tội hiệu quả.
Bình xịt hơi cay có bị cấm sử dụng hay không?
Theo quy định tại điểm b Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
Theo đó, bình xịt hơi cay là một trong những công cụ hỗ trợ được Nhà nước và các cơ quan chức năng quy định việc sử dụng và quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt. Điều này không có nghĩa việc bình xịt hơi cay bị cấm hoàn toàn mà chỉ một số đối tượng nhất định mới được sử dụng loại này.
Những đối tượng nào được sử dụng bình xịt hơi cay?
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì bình xịt hơi cay là một trong các công cụ hỗ trợ.
Theo đó, công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa.
Hiện nay theo quy định tại Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ năm 2017 thì chỉ có những đối tượng sau mới được trang bị công cụ hỗ trợ, bao gồm:
– Quân đội nhân dân;
– Dân quân tự vệ;
– Cảnh sát biển;
– Công an nhân dân;
– Cơ yếu;
– Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
– Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
– Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
– Ban Bảo vệ dân phố;
– An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
– Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
– Cơ sở cai nghiện ma túy;
– Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
– Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Như vậy bình xịt hơi cay là một trong những công cụ hỗ trợ được nhà nước và các cơ quan chức năng quy định việc sử dụng và quản lý rất nghiêm ngặt.
Trường hợp không thuộc các đối tượng nêu trên thì đều bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.
Mang bình xịt hơi cay bị phạt bao nhiêu?
Như đã phân tích ở trên thì việc sử dụng bình xịt hơi cay là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi sử dụng này, tại Nghị định 167 năm 2013 của chính phủ Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội;phòng chống tệ nạn xã hội;phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
Cụ thể với trường hợp cá nhân sử dụng bình xịt hơi cay dùng để phòng thân thì tại Khoản 3 Điều 10 của Nghị định có quy định xử lý phạt tiền với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.
Khi này các cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
– Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
– Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định;
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 8 Điều 10 của Nghị định 167 thì cá nhân vi phạm quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ còn bị áp dụng hình phạt bổ sung – tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Vậy nên với các trường hợp mà mang bình xịt cay để phòng vệ khi đi đường vào ban đêm, hay trường hợp các cá nhân đăng tải các thông tin bán các loại công cụ hỗ trợ như bình xịt cay… nếu bị kiểm tra phát hiện thì đều bị xử lý theo mức quy định ở trên.
Mời bạn xem thêm
- Mức phạt hành vi giết người trong trạng thái tự vệ thế nào?
- Có được miễn nhập ngũ khi đã tham gia dân quân tự vệ QĐ 2022
- Lỡ làm chết kẻ trộm khi tự vệ có bị đi tù không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Mang bình xịt hơi cay bị phạt bao nhiêu” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề đơn xác nhận tình trạng hôn nhân… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Việc sử dụng bình xịt hơi cay là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi sử dụng này, tại Nghị định 167 năm 2013 của chính phủ Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội;phòng chống tệ nạn xã hội;phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Vậy mang bình xịt hơi cay sẽ chỉ bị xử phạt hành chính.
Hành vi cố ý mua bán và sử dụng bình xịt hơi cay có thể xử phạt là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể với trường hợp cá nhân sử dụng bình xịt hơi cay dùng để phòng thân thì tại Khoản 3 Điều 10 của Nghị định có quy định xử lý phạt tiền với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.
Khi này các cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
– Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
– Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định;
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 8 Điều 10 của Nghị định 167 thì cá nhân vi phạm quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ còn bị áp dụng hình phạt bổ sung – tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Hiện nay theo quy định tại Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ năm 2017 thì chỉ có những đối tượng sau mới được trang bị công cụ hỗ trợ, bao gồm:
– Quân đội nhân dân;
– Dân quân tự vệ;
– Cảnh sát biển;
– Công an nhân dân;
– Cơ yếu;
– Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
– Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
– Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
– Ban Bảo vệ dân phố;
– An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
– Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
– Cơ sở cai nghiện ma túy;
– Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
– Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.