Ly hôn với người đã rời khỏi nơi cư trú là một vấn đề phổ biến trong thời điểm ngày nay. Tuy nhiên, khi yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn với người đi khỏi nơi cư trú thì người khởi kiện cần nắm vững các thủ tục cụ thể về nội dung này để quá trình giải quyết được tiến hành một cách nhanh chóng. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về thủ tục ly hôn với người đã rời khỏi nơi cư trú. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân nhân và Gia đình năm 2014
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Thế nào là đi khỏi nơi cư trú?
Theo quy định của Luật cư trú, nơi cư trú được xác định như sau:
- Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
- Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Như vậy, đi khỏi nơi cư trú là một cá nhân rời khỏi nơi vừa nêu ở trên.
Thủ tục ly hôn với một người đi khỏi nơi cư trú.
Hồ sơ ly hôn.
Hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn gồm các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện ly hôn
- CMND, hộ khẩu photo có chứng thực của vợ chồng
- Giấy đăng ký kết hôn bản chính
- Giấy khai sinh của con bản sao có chứng thực
- Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản)
Thủ tục ly hôn với người đã rời khỏi nơi cư trú.
Thứ nhất, nếu xác định được nơi cư trú của bị đơn và được Tòa án chấp nhận:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu không biết nơi cư trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Thứ hai, nếu không xác định được nơi cư trú của bị đơn:
- Trường hợp Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích.
- Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
- Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích khởi kiện ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Khi nào một người được coi là mất tích?
Việc xác định một người có phải mất tích hay không được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, một người được coi là mất tích nếu:
– Dù đã sử dụng mọi biện pháp thông báo; tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức xác thực người đó còn sống hay đã chết trong thời gian từ 02 năm liên tục trở lên;
– Có yêu cầu tuyên bố một người mất tích của người có quyền; lợi ích liên quan gửi đến Tòa án.
Trong đó; cách tính thời hạn 02 năm liên tục không có tin tức gì được Bộ luật này quy định cụ thể như sau:
– Tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó đến thời điểm yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích là 02 năm liên tục;
– Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;
– Nếu vẫn không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
Như vậy; không phải không có liên lạc trong một thời gian dài thì sẽ đương nhiên được coi là mất tích mà bắt buộc phải có quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố người đó mất tích.
Lúc này; sau khi có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố một người mất tích thì phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người này để ghi chú hộ tịch.
Khi nào Tòa án giải quyết cho ly hôn khi một bên mất tích.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi những mâu thuẫn giữa vợ chồng trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Ly hôn được công nhận theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và Gia đình 2014; những người sau đây có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe; tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó; việc ly hôn có thể do cả hai vợ chồng yêu cầu hoặc do một bên vợ, chồng có yêu cầu đều được Tòa án xem xét giải quyết. Trong trường một bên mất tích; bên còn lại muốn ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được Tòa án giải quyết ly hôn; dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống; thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
- Mẫu đơn tranh chấp đường đi mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Ly hôn với người đã rời khỏi nơi cư trú″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tải mẫu giấy ủy quyền xác nhận độc thân, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
Còn theo Điều 11 Luật Cư trú 2020:
Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.
Trong đó, theo Điều 2 Luật Cư trú, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú là văn bản do người được giáo dục lập ra gửi ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện biện pháp giáo dục để ghi chép về việc xin phép đi ra khỏi nơi cư trú, nội dung mẫu đơn nêu rõ nội dung xin phép, thông tin người làm đơn,…Mẫu đơn xin phép đi ra khỏi nơi cư trú được ban hành theo Thông tư 42/2014/TT-BCA của Bộ Công an.
Điều 4 Nghị định 62/2021 hướng dẫn việc khai báo nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:
Bước 1: Đến cơ quan đăng ký cư trú để khai báo
Bước 2: Cung cấp thông tin về nơi cư trú cho cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Được cấp số định danh, giấy xác nhận thông tin về cư trú
Bước 4: Đăng ký thường trú, tạm trú sau khi được xác nhận thông tin cư trú