Thưa luật sư em lấy vợ từ năm 2015ngôi nhà đang ở là của bố mẹ em cho em từ năm 2014, mà từ năm 2017 em đi công tác xa nhà nên một năm mới chỉ về 3, 4 lần nên tất cả các giấy tờ nhà đất thì vợ em đều là người giữ. Nhưng vì vợ ngoại tình em không chịu được nên muốn li hôn nhưng vợ em không đồng ý nói nếu ly hôn thì giấy tờ nhà đất cô ấy sẽ không đưa cho em. Vậy bây giờ ly hôn vợ giữ sổ đỏ thì phải làm thế nào? để lấy lại.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là Ly hôn vợ giữ sổ đỏ thì phải làm thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Sỏ đỏ là gì? Sổ hồng là gì?
Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).
Sỏ đỏ có phải là tài sản không?
Để biết việc vợ hoặc người khác giữ Sổ đỏ có nguy hiểm hay không; thì trước tiên Sổ đỏ không phải là tài sản. Khi Sổ đỏ không phải là tài sản thì sẽ loại trừ được rủi ro. Chính vì không phải tài sản nên không được cầm cố.
Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Theo đó, tài sản gồm 04 dạng là: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Điều 115 Bộ luật này cũng giải thích quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Bên cạnh đó, dù pháp luật không có điều khoản nào quy định thuộc tính của tài sản nhưng từ góc độ nghiên cứu và thực tiễn giải quyết, để trở thành tài sản phải có đủ các thuộc tính sau:
– Con người có thể chiếm hữu được.
– Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể.
– Phải có thể trị giá được thành tiền và là đối tượng trong trao đổi tài sản.
– Khi chúng không còn tồn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt (đối với đất là quyền sử dụng).
Đối chiếu với các thuộc tính trên thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thỏa mãn được thuộc tính cuối cùng. Vì khi Giấy chứng nhận không còn tồn tại (bị cháy,…) thì tài sản vẫn còn tồn tại. Hay nói cách khác, dù Giấy chứng nhận có bị cháy; bị người khác chiếm giữ đi chăng nữa thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về người sử dụng đất.
Mặc dù Giấy chứng nhận không phải là tài sản; nhưng là giấy tờ rất quan trọng vì đó là chứng thư pháp lý để xác nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Ly hôn vợ giữ sổ đỏ thì phải làm thế nào?
Khi bố mẹ tặng cho miếng đất này là tặng cho riêng hay là tặng chung cho hai vợ chồng. Nếu bố mẹ tặng cho riêng và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tên bạn. Về cơ bản khi đã hoàn thành các bước về tặng cho và được nhà nước xác nhận thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) thì vợ bạn chỉ nắm cái phần xác. Tức là chứng thư pháp lý về việc có quyền sử dụng đất, không có nghĩa là khi không có giấy chứng nhận này thì sẽ bị tước đi quyền sử dụng đất.
Thủ tục cấp lại sổ đỏ theo quy định
Để thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ đỏ, người dân cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thực hiện việc khai báo về việc mất sổ đỏ và tiến hành tìm kiếm
Trong trường hợp mà sổ đỏ bị mất thì chủ thể sử dụng sẽ phải thực hiện; thủ tục xin cấp để làm lại sổ đỏ theo những thủ tục nhất định gồm đơn trình báo; về việc mất sổ đỏ và phải thực hiện xin giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc mất giấy chứng nhận. Sau đó khi mà đáp ứng đủ yêu cầu; về thời gian kèm theo có đầy đủ xác nhận thì mới tiếp tục tiến hành chuẩn bị; làm hồ sơ gửi đến Văn phòng đăng kí đất đai để xin cấp lại sổ đỏ.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ
Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận gồm có các giấy tờ liên quan; được quy định chi tiết, cụ thể tại Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo; mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Trừ các trường hợp mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thiên tai như lũ lụt; hỏa hoạn đã được UBND xã xác nhận).
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ
- Chủ thể sử dụng đất phải tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai; hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất
Bước 4: Thẩm định và cấp lại sổ đỏ
Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ đã hợp lệ sẽ tiến hành thực hiện các công việc như sau, bao gồm:
- Tiến hành kiểm tra các yêu cầu của hồ sơ;
- Trích đo địa chính của thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính; trong trường hợp mà chưa đo địa chính của thửa đất hoặc chưa có bản đồ địa chính;
- Tiến hành lập hồ sơ để trình lên các cơ quan có thẩm quyền liên quan ký quyết định hủy bỏ sổ đỏ đã bị mất đồng thời kèm theo ký quyết định ký cấp lại sổ đỏ mới;
- Thực hiện việc cập nhật, chỉnh sửa các cơ sở dữ liệu về đất đai liên quan, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành thực hiện cấp lại sổ đỏ mới khi bị mất cho người sử dụng đất đã bị mất sổ đỏ trước đó hoặc là gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã có đất liên quan để trao lại sổ đó đối với trường hợp mà người sử dụng đất nộp hồ sơ xin cấp lại sổ đỏ tại cấp xã. Thời hạn thực hiện việc cấp là không quá 3 ngày làm việc, được tính kể từ ngày mà có kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
Kết luận: Nếu ly hôn vợ giữ sổ đỏ thì khi người vợ giữ Sổ đỏ đó không thể tự ý thế chấp, không được cầm cố. Trong trường hợp này người đứng tên trong Giấy chứng nhận chỉ cần báo mất để cấp lại, khi được cấp lại thì Giấy chứng nhận do người khác đang giữ không có giá trị pháp lý.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Ly hôn vợ giữ sổ đỏ thì phải làm thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nộp hồ sơ có hai cách:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có nhà đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã thì:
– Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại Bộ phận một cửa cấp huyện.
– Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Thời gian cấp lại: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã…
Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”
Căn cứ theo quy định trên thì người sử dụng đất không có quyền cầm cố quyền sử dụng đất vì người dân chỉ có quyền sử dụng đất mà không có quyền sở hữu.