Chào Luật sư! Vợ chồng tôi kết hôn tại UBND phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội). Tuy nhiên, chồng tôi hiện tại đang công tác tại Nga. Hiện nay, tình trạng hôn nhân của chúng tôi rơi vào trầm trọng. Do đó, chúng tôi đã đi tới quyết định ly hôn. Tuy nhiên, 02 năm tới chồng tôi mới trở về nước. Vậy tôi có thể ly hôn thuận tình khi chồng ở nước ngoài có được không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
Nội dung tư vấn
Ly hôn là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
- Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
- Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn
Ly hôn thuận tình là gì?
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) nêu rõ:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Trong đó, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
Nếu chỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương);
Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn.
Do đó, có thể hiểu thuận tình ly hôn là việc ly hôn khi có sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Đồng thời, Điều 55 Luật HN&GĐ quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:
- Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;
- Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;
- Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Bởi vậy, chỉ được coi là thuận tình ly hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Ly hôn thuận tình khi chồng ở nước ngoài có được không?
Khi hai vợ chồng đều tự nguyện ký vào đơn ly hôn; đã có những thỏa thuận về tài sản; con cái và các vấn đề liên quan; khi đó có thể tiến hành thủ tục xin ly hôn.
Có thể nói, sự tự nguyện thực sự của vợ chồng là điều kiện để Tòa án công nhận ly hôn thuận tình.
Do vậy, Tòa án sẽ xem xét cho thuận tình ly hôn nếu có đủ cả 3 yếu tố sau:
- Vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và ký vào đơn ly hôn.
- Đã thỏa thuận được người nuôi con và mức cấp dưỡng cho con; sự thỏa thuận này phải đảm bảo được quyền lợi cho các bên và cho con.
- Đã thỏa thuận được vấn đề phân chia tài sản tài sản; chưa thỏa thuận được nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản. Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề tài sản và có mong muốn Tòa án công nhận thì có thể viết vào đơn để đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.
Thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn khi chồng ở nước ngoài?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này”.
Như vậy, tòa án cấp tỉnh sẽ thụ lý giải quyết các vụ việc ly hôn mà tòa án cấp huyện không được thụ lý.
Và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, làm việc.
Như vậy với trường hợp này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn sẽ thuộc về Tòa án cấp tỉnh.
ồ sơ để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn khi chồng ở nước ngoài.
Để thực hiện được thủ tục này cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ sau:
- Mẫu đơn thuận tình ly hôn (có chữ ký của hai vợ chồng)
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính)
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
- Giấy khai sinh của các con
- Bản sao chứng từ; tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có yêu cầu công nhận về tài sản)
- Đơn xin ly hôn vắng mặt của chồng ( có xác nhận của đại sứ quan; lãnh sự quán Việt Nam tại nước người chồng cư trú).
Thủ tục thực hiện ly hôn thuận tình khi chồng ở nước ngoài
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh nơi cư trú của vợ; chồng, nơi làm việc của vợ tại Việt Nam;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho đương sự
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Người chồng gửi đơn xin ly hôn vắng mặt và có xác nhận của đại sứ quán; lãnh sự quán Việt Nam nơi người chồng cư trú
Bước 5. Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn theo thủ tục rút gọn mà không có biên bản hòa giải giữa hai vợ chồng
Bước 6: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Mức án phí
Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí sơ thẩm trong vụ việc ly hôn là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản; nếu có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo giá trị tài sản…
Ngoài ra nếu vợ chồng có tài sản chung cần toà án phân chia thì cần nộp tạm ứng án phí theo quy định. Cụ thể:
Nếu vợ chồng có tài sản giá trị:
- Từ 6.000.000 đồng trở xuống: án phí 300.000 đồng
- Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng : Án phí : 5% giá trị tài sản có tranh chấp
- Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng : Án phí 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng : Án phí 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
- Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng : Án phí 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
- Từ trên 4.000.000.000 đồng : Án phí 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, khi một bên chồng hoặc vợ ở nước ngoài, chúng ta vẫn có thể tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định. Tuy nhiên, trước khi đi đến quyết định ly hôn, chúng ta cần có sự suy xét kỹ lưỡng. Cuộc sống hôn nhân muôn màu, muôn vẻ. Do đó, mỗi người cần có sự sáng suốt, tỉnh táo trong quyết định của mình.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Đã ly hôn có đăng ký kết hôn lại được không?
- Có được đơn phương ly hôn khi không thể liên lạc với chồng?
- Vợ chồng không hợp nhau có phải là căn cứ ly hôn không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Ly hôn thuận tình khi chồng ở nước ngoài có được không? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là từ 4 – 6 tháng từ ngày thụ lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Khi một trong hai bên vợ hoặc chồng muốn yêu cầu giải quyết ly hôn theo ý chí của một bên mà tiến hành để hòa giải tại cơ quan Tòa án nhân dân không thành thì khi đó Tòa án sẽ thực hiện giải quyết cho hai bên ly hôn nếu như có các căn cứ về tình trạng hôn nhân giữa vợ; chồng có các hành vi như bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ của vợ; chồng để dẫn đến đời sống hôn nhân giữa vợ và chồng lâm vào tình trạng rất trầm trọng, giữa vợ chồng đời sống chung không thể tiếp tục kéo dài thêm; mục đích của cuộc hôn nhân giữa vợ và chồng không đạt được.
Theo quy định của pháp luật, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung. Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì tài sản chung được cả 2 bên tự thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện nếu nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn