Xin chào Luật sư. Tôi và chồng mình đã kết hôn được 5 năm có một con chung. Do mâu thuẫn trong cuộc sống chúng tôi đã đồng ý ly hôn, cũng đã thỏa thuận về việc nuôi con và tài sản. Tuy nhiên, tôi khá e ngại việc ra tòa. Tôi có tìm hiểu và được biết ly hôn như trường hợp của tôi là ly hôn thuận tình. Vậy xin hỏi Luật sư, ly hôn thuận tình có cần phải ra tòa không? Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Để thuận tiện cho việc giải quyết ly hôn nhanh chóng và tâm lý ngại lên tòa; “Ly hôn thuận tình thì có phải ra tòa không?” là câu hỏi mà nhiều người gặp phải. Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta phải biết ly hôn thuận tình là gì và vấn đề này được quy định như thế nào thep pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Ly hôn thuận tình là gì?
Căn cứ Điều 55 Luật hôn nhân gia đình:
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, hiểu ngắn gọn, ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản.
Quy định pháp luật về ly hôn thuận tình
Điều kiện giải quyết ly hôn thuận tình
Sự tự nguyện thực sự của vợ chồng là điều kiện để Tòa án công nhận ly hôn thuận tình. Do vậy, Tòa án sẽ xem xét cho thuận tình ly hôn nếu có đủ cả 3 yếu tố sau:
Vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và ký vào đơn ly hôn.
Đã thỏa thuận được người nuôi con và mức cấp dưỡng cho con, sự thỏa thuận này phải đảm bảo được quyền lợi cho các bên và cho con.
Đã thỏa thuận được vấn đề phân chia tài sản, hoặc chưa thỏa thuận được nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản. Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề tài sản và có mong muốn Tòa án công nhận thì có thể viết vào đơn để đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.
Nếu không thỏa thuận được 1 trong 3 yếu tố ở trên thì trường hợp ly hôn sẽ được pháp luật xác định là ly hôn đơn phương mà không phải thuận tình ly hôn nữa.
Những trường hợp tòa án không nhận đơn ly hôn thuận tình
Tòa án sẽ không nhận đơn thuận tình ly hôn trong các trường hợp sau đây:
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không có đủ chữ ký của hai bên vợ và chồng.
Trong đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không thể hiện rõ được sự thỏa thuận của hai vợ chồng về con cái và tài sản.
Vợ, chồng thuận tình ly hôn nhưng làm sai mẫu đơn theo quy định của pháp luật.
Trong bộ hồ sơ ly hôn thuận tình, thiếu một trong các giấy tờ kể trên thì Tòa án sẽ không nhận đơn và yêu cầu về bổ sung đầy đủ.
Nộp đơn tại Tòa án không có thẩm quyền giải quyết việc công nhận thuận tình ly hôn
Ly hôn thuận tình có cần phải ra tòa không?
Theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, và Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thông thường, các bên đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia vào quá trình tố tụng. Tuy nhiên, trong việc ly hôn – liên quan đến quyền nhân thân – mà quyền nhân thân thì không thể chuyển giao (ủy quyền) cho người khác. Nên sự có mặt của đương sự tại tòa là bắt buộc.
Như vậy, nói tóm lại là khi đã nộp đơn ly hôn tại Tòa án thì phải có ít nhất một vài lần làm việc với Tòa để trình bày về các vấn đề liên quan (hòa giải, bản lời khai) và phải có mặt tại Tòa án khi xét xử.
Quy trình, thủ tục ly hôn thuận tình
Hồ sơ để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, bao gồm:
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có); trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn yêu cầu.
Bản sao có chứng thực giấy CMND hoặc Hộ chiếu của hai bên;
Bản sao chứng thực hộ khẩu của hai bên;
Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con);
Các giấy tờ khác chứng minh sở hữu tài sản (nếu có).
Quy trình thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp hồ sơ đến Tòa án.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án xem xét nếu đủ điều kiện thì Tòa án sẽ thụ lý đơn; sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
Đương sự sẽ nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lại tạm ứng án phí đã nộp cho Tòa án.
Sau khi hoàn thành các thủ tục, Tòa án triệu tập các đương sự để làm việc hay còn gọi là mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ và hòa giải. Khi thấy đủ căn cứ sẽ ra quyết định công nhận ly hôn thuận tình theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Video Luật sư X giải đáp vấn đề thuận tình ly hôn có cần ra tòa không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Ly hôn thuận tình có cần phải ra tòa không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin và nhận được tư vấn về các vấn đề về tạm ngừng doanh nghiệp; thành lập công ty; bảo hộ logo công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Nộp đơn ly hôn online ở đâu theo quy định mới
- Nộp đơn ly hôn ở xã hay huyện
- Xây nhà trên đất bố mẹ cho, ly hôn có chia tài sản
- Khi ly hôn cả cha và mẹ đều không muốn nuôi con thì sao?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tổng thời gian giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn từ lúc tòa án thụ lý hồ sơ tới khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn là khoảng 2 đến 3 tháng. Trường hợp Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn thì thời gian là 30 ngày kể từ ngày Tòa thụ lý.
Ly hôn thuận tình được xác định là việc dân sự, không tranh chấp về tài sản. Căn cứ Danh mục án phí, lệ phí Tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì phí thuận tình ly hôn là 300.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 1 điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn khi một bên là người nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Toà án nhân dân cấp Tỉnh.
Xét đến thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ căn cứ theo điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thì hai bên đương sự nếu ly hôn theo hướng thuận tình có quyền tự thoả thuận về việc nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nơi một trong hai bên đương sự cư trú, làm việc tại Việt Nam.