Trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể tạm đình chỉ công việc của người lao động. Tuy nhiên, pháp luật vẫn bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp này, cụ thể đó là quy định về vấn đề tiền lương. Vậy lương trong thời gian đình chỉ công việc như thế nào? Điều kiện tạm đình chỉ công việc đối với người lao động ra sao? Thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động là bao lâu? Nếu bạn cũng có những thắc mắc này thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tạm đình chỉ công việc
Tạm đình chỉ được hiểu đơn giản là một khoảng thời gian để người sử dụng lao động áp dụng khi có nghi ngờ người lao động có hành vi vi phạm mà vụ việc lại có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.Đây chỉ công việc để giúp người sử dụng lao động có thời gian điều tra chứ không phải là hình thức kỷ luật lao động và không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật lao động.
Điều kiện tạm đình chỉ công việc đối với người lao động
Theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được phép tạm đình chỉ công việc người lao động trong trường hợp xảy ra vụ việc vi phạm nội quy lao động. Đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp;
+ Xét thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
+ Sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Lương trong thời gian đình chỉ công việc như thế nào?
Căn cứ theo điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định thì đối với trường hợp tạm đình chỉ công việc của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, thời gian đó người lao động vẫn được tạm ứng 50% tiền lương và sau khi có kết luận người lao động có vi phạm và bị xử lý kỷ luật lao động thì công ty không phải trả nốt 50% còn lại tuy nhiên người lao động cũng không phải hoàn trả 50% tiền lương đã tạm ứng theo quy định của pháp luật.
Trong các trường hợp không chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động thì doanh nghiệp đó có trách nhiệm trả nốt 50% tiền lương còn lại trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc của người lao động. Người bị tạm đình chỉ công việc tạm thời việc nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động va khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật hiện hành quy định. Đối với hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể khởi kiện dân sự người lao động ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thời gian tạm đình chỉ công việc đối với người lao động
Việc tạm ngưng công việc đồng nghĩ với việc người lao động không đi làm và không phát sinh thu nhập. Vởi trường hợp mới chỉ nghi ngờ có hành vi vi phạm thì việc tạm đình chỉ quá lâu sẽ gây thiệt thòi cho chính người lao động. Bởi vậy, việc đình chỉ công việc là được phép nhưng không được không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày (thường áp dụng với vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh.
Quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019:
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Vi phạm quy định về tạm đình chỉ công việc bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt
Các mức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tạm đình chỉ công việc người lao động được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP , cụ thể như sau:
– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
+ Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ).
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Lương trong thời gian đình chỉ công việc như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, thủ tục thực hiện các vấn đề pháp lý của bạn như tư vấn pháp lý về vấn đề dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại… Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Sa thải người lao động không đồng ý làm thêm giờ có được không?
- Người lao động được thử việc bao nhiều lần?
- Không ký hợp đồng thử việc có được trả lương không năm 2022?
- Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nếu thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động thì được cộng để tính ngày nghỉ phép năm cho người lao động.
Tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật lao động.
Đây là biện pháp pháp lý tạo điều kiện cho người sử dụng lao động áp dụng khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.
Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.