Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội; do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Đối với người lao động, bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh vô cùng hữu ích. Khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết; thì bảo hiểm xã hội chính là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của họ. Nhờ tiền bảo hiểm xã hội mà cuộc sống của người lao động cũng được đảm bảo phần nào. Vậy thì lương 5tr đóng bảo hiểm bao nhiêu là thắc mắc của rất nhiều người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Lương 5tr đóng bảo hiểm bao nhiêu?
Căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi; bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH; tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương; do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
Từ ngày 01/01/ 2016 đến ngày 31/12/2017; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là (i) mức lương theo công việc hoặc theo chức danh;; hoặc mức lương theo thời gian đối với người lao động; hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán; (ii) các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố; về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc; điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động; chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. Cụ thể đó là các loại phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là (i) mức lương theo công việc; hoặc theo chức danh hoặc mức lương theo thời gian đối với người lao động hưởng lương; theo sản phẩm hoặc lương khoán; (ii) phụ cấp lương (chỉ bao gồm các khoản phụ cấp lương; để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động; tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt; mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận; trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ); và (iii) các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động; và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là; (i) mức lương theo công việc hoặc theo chức danh; hoặc mức lương theo thời gian đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán; (ii) các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động; tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt; mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động; chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ; và (iii) các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể; cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Tuy nhiên, không phải mọi khoản lương mà người lao động nhận được mỗi tháng; đều phải đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, các khoản tiền lương không phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: (i) Tiền thưởng; (ii) tiền thưởng sáng kiến; (iii) tiền ăn giữa ca; (iv) các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; (v) hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết; người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động; trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và (vi) các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể; cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động; trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc; kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Ngoài ra, cũng không phải toàn bộ tiền lương theo các khoản mục; trên đây sẽ được dùng làm căn cứ để tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Bởi lẽ pháp luật có giới hạn về “mức sàn” tiền lương tháng đóng bảo hiểm. Theo đó, “mức sàn” là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại từng thời điểm. Đối với người lao động đã qua học nghề thì tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc; sẽ cao hơn ít nhất bảy phần trăm so với mức lương tối thiểu vùng. Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm thì cộng thêm năm phần trăm hoặc bảy phần trăm. “Mức trần” cho khoản tiền làm căn cứ đóng bảo hiểm phụ thuộc; vào từng loại bảo hiểm, cụ thể như sau:
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp: Không được cao hơn hai mươi lần mức lương cơ sở; do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm. Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 11/2021), mức lương cơ sở do Chính phủ quy định là 1.490.000 đồng.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Không được cao hơn hai mươi lần mức lương tối thiểu vùng; do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm.
Lương 5 triệu đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?
Một người lao động làm việc tại doanh nghiệp; với mức lương là 5 triệu đồng/tháng (Năm triệu Việt Nam đồng/tháng). Vậy tổng số tiền bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động; người lao động phải đóng vào Qũy bảo hiểm xã hội trong trường hợp này là bao nhiêu?
Căn cứ vào mức đóng bảo hiểm xã hội như đã phân tích ở trên; thì mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có mức lương cơ bản 5 triệu đồng/tháng; là 1.600.000 đồng. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 1.075.000 đồng. Còn người lao động đóng 525.000 đồng.
Tuy nhiên, không phải mọi khoản lương; người lao động nhận được mỗi tháng đều phải đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, Lương 5 triệu đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu:
- Tiền thưởng;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn; sinh nhật của người lao động; trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và
- Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể; cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động; trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc; kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Lương 5tr đóng bảo hiểm bao nhiêu”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giải thể cty ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Lương cơ bản: là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.
Cá biệt có một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nhằm giữ chân nhân viên đã sẵn sàng đóng BHXH theo mức lương thực tế của người đó.
Điều này là không sai. Và dĩ nhiên, mức lương đóng BHXH càng cao thì mức hưởng các chế độ cũng càng cao. Tuy nhiên, dù đóng BHXH cho người lao động toàn bộ lương, nhưng mức đóng này vẫn bị khống chế là “không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở” (khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức lương đóng BHXH chỉ có thể tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng.