Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Nguyễn Tiệp, quanh khu nhà tôi là một dãy kinh doanh dịch vụ karaoke. Các hàng quán này chuyên lắp ráp biển hiệu, đèn led vô cùng nhiều, điều này thực sự nguy hiểm dễ gây ra các hiện tượng cháy nổ. Tôi vô cùng lo lắng và từ đây tôi có băn khoăn một điều là trong trường hợp cháy từ những quán hát đó lan sang nhà tôi thì có được lực lượng PCCC ứng cứu không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi lực lượng PCCC thực hiện công tác chcn đối với trường hợp nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Lực lượng PCCC thực hiện công tác cnch đối với trường hợp nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001
- Nghị định số 83/2017/NĐ-CP
Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là gì?
Tại Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định:
Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
Từ đây, có thể hiểu phạm vi của phòng cháy, chữa cháy chính là áp dụng trong các trường hợp cháy lớn, ngoài sức khống chế, kiểm soát của còn người, còn các phản ứng cháy trong kiểm soát của con người như việc sử dụng dụng lửa trong đun nấu, sinh hoạt, thí nghiệm,… thì không thuộc phạm vi phòng cháy, chữa cháy.
“Phòng” trong “phòng cháy” được hiểu là việc phòng chống, ngăn chặn không cho xảy ra. Từ đó, hiểu phòng cháy chính là thực hiện các hoạt động nhằm phòng chống, ngăn chặn để không xảy ra trường hợp cháy mất kiểm soát, ngoài mức khống chế của con người.
“Chữa” trong “chữa cháy” được hiểu là tìm những biện pháp nhằm khắc phục nhanh chóng, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Chữa cháy thức thực hiện những hoạt động nhằm khống chế đám cháy, thực hiện cứu người, cứu nạn, khắc phục những thiệt hại khi có cháy xảy ra.
Tại khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy chữa cháy đưa ra khái niệm “Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy”.
Khái niệm này liệt kê những hoạt động cần làm khi thực hiện chữa cháy.
Công tác phòng cháy chữa cháy là việc ngăn chặn tối đa các nguy cơ cháy nổ, nhanh chóng giải quyết để cháy không phát nổ, không đe dọa đến tính mạng của con người và thiệt hại về tài sản.
Lực lượng PCCC thực hiện công tác cnch đối với trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định lực lượng PCCC thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn đối với các trường hợp sau:
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:
a) Sự cố, tai nạn cháy;
b) Sự cố, tai nạn nổ;
c) Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
d) Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
đ) Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
e) Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
g) Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
h) Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
i) Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định như thế nào về các phương pháp phòng cháy?
Tại Điều 14 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về các biện phạm phòng cháy cơ bản gồm:
“Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.”
Ngoài ra để thực hiện các phương pháp này, thì cần
– Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.
– Sử dụng điện an toàn, luôn kiểm soát nguồn điện và các thiết bị điện, đóng, ngắt các thiết bị điện khi ra ngoài. Định kỳ kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị điện, đường dây điện.
– Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc thiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy. Như việc để xa dầu hỏa khỏi các nguồn lửa.
– Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.
– Trang bị bình chữa cháy bột, bình chữa cháy CO2 chuyên dụng đúng với các vật liệu và phù hợp với khả năng gây cháy của các vật liệu cháy trong nhà.
– Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.
– Thực hiện tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, doanh nghiệp, trường học,…
– Đối với nhà ở, thì nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
– Đối với kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi, khí nguy hiểm dễ cháy, nổ; phải có biện pháp bảo vệ, chống sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống.
– Công trình cao tầng phải có giải pháp chống cháy lan, chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; bảo đảm các điều kiện thoát nạn an toàn nhằm cứu người, tài sản khi có cháy xảy ra; trang bị hệ thống tự động phát hiện cháy, trang bị phương tiện, hệ thống chữa cháy bảo đảm khả năng tự chữa cháy; sử dụng vật liệu xây dựng khó cháy; không sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt dễ cháy.
– Công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió, giải pháp chống cháy lan và các điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn, triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, tài sản và chữa cháy.
– Tại các chợ, trung tâm thương mại phải tách riêng hệ thống điện phục vụ kinh doanh với hệ thống điện bảo vệ và chữa cháy; sắp xếp các hộ kinh doanh, ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có lối thoát nạn bảo đảm theo quy định và phương án thoát nạn, giải tỏa hàng hóa khi có cháy xảy ra; phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy, giải pháp chống cháy lan phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động.
– Các trường học cần được bảo đảm công tác phòng chống cháy nổ một cách nghiêm túc và cẩn thận nhất.
… (Điều 17 đến Điều 28 Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013)
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Lực lượng PCCC thực hiện công tác chcn đối với trường hợp nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề: dịch vụ thám tử tận tâm,…của bạn. Ngoài ra nếu có những vấn đề, câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về PCCC đối với hộ kinh doanh cá thể mới năm 2022
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC năm 2022
- Các ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép PCCC là gì?
Câu hỏi thường gặp
Phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Thông qua việc tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh, đề phòng được những trường hợp dễ xảy ra cháy, những trường hợp xấu dễ xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiểu, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội. Người dân có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại, các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn.
Phòng cháy chữa cháy giúp hạn chế rủi ro không mong muốn. Trong trường hợp có cháy xảy ra, hoạt động chữa cháy giúp tìm kiếm, cứu những nạn nhân của đám cháy, cứu tài sản, chống việc lửa lây lan gây cháy diện rộng,….
Phòng cháy chữa cháy giúp con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau bằng cách thông qua các buổi tập huấn mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.
Sự hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn những trường hợp tiêu cực, các trường hợp lợi dụng cơ hội cháy nổ vì những mục đích cá nhân để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.
Căn cứ Phụ lục Danh mục thành phần hồ sơ trình ký về PCCC cứu nạn, cứu hộ trong CAND được ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA quy định như sau:
2. Hồ sơ trình ký kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
a) Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;
b) Báo cáo kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
c) Các biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
d) Dự thảo văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Dự thảo văn bản trả lời;
e) Phiếu tiếp nhận hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ của chủ đầu tư đã nộp trước đó.
Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA quy định về thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong đó:
Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
– Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
– Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm doanh nghiệp phải thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.