Các tội phạm hình sự là những người gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, bởi vậy nên những phần tử này sẽ bị răn đe và xử phạt thích đáng. Để khép tội một người thì cần phải dựa vào quá trình tỉ mỉ điều tra và sau khi cơ hoàn thành việc điều tra và luật tội thì các cơ quan khác mới dựa vào kết quả điều tra đó để tiến hành việc xét xử. Vậy nên việc điều tra hình sự là một bước rất quan trọng và cần phải do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Vậy nên Nhà nước ta đã ban hành “Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự” quy định cụ thể về các cơ quan điều tra hình sự. Mời các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Luật này ngay nhé.
Thuộc tính văn bản
LUẬT TỔ CHỨC CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ 2015 SỐ 99/2015/QH13
Số hiệu: | 99/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng | |
Ngày ban hành: | 26/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 | |
Ngày công báo: | 31/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1263 đến số 1264 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra HS; nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành hoạt động điều tra; Điều tra viên hình sự; quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự; bảo đảm điều kiện cho hoạt động điều tra hình sự được ban hành ngày 26/11/2015.
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 gồm 10 Chương, 73 Điều (thay vì Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 gồm 7 Chương, 38 Điều). Luật 99/2015/QH13 được tổ chức theo các Chương sau:
– Những quy định chung
– Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
– Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của quân đội nhân dân
– Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
– Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
– Quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự tại Chương VI Luật cơ quan điều tra hình sự 2015
– Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên và cán bộ điều tra
– Đảm bảo điều kiện hoạt động điều tra hình sự
– Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác điều tra hình sự
– Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật cơ quan điều tra hình sự năm 2015 có các điểm sau đáng chú ý:
– Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan điều tra:
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện
+ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương
+ Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực
+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
– Bổ sung quy định nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Kiểm ngư
Cơ quan Kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện tội phạm tại các Điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 BLHS xảy ra trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam do Kiểm ngư quản lý thì Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng thì xử lý theo Điều 36 Luật 99/2015/QH13.
– Điều 44 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 bổ sung trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
+ Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
+ Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật, có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
– Quy định rõ tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp tại Điều 49 Luật tổ chức điều tra hình sự 2015
Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra HS 2015và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
+ Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
+ Có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
+ Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
+ Có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
– Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều tra hình sự theo Luật 99/2015/QH13
Căn cứ yêu cầu công tác điều tra hình sự, địa bàn hoạt động và điều kiện kinh tế – xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của Cơ quan điều tra gồm có đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.
Điều tra viên được huy động phương tiện giao thông để bắt người phạm tội
Điều tra viên được huy động, sử dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc của tổ chức, cá nhân để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn và phải hoàn trả ngay khi tình huống cấp thiết không còn là nội dung quy định tại Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2015.
Cũng theo Luật này, điều tra viên không được tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật; can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc; đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Điều tra viên gồm các ngạch điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp và điều tra viên cao cấp; có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên; đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra; có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; có thời gian công tác theo quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của điều tra viên là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Mời bạn xem và tải xuống Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự tại đây:
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật sư bào chữa vụ án hình sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ soạn thảo bản mẫu đơn ly hôn thuận tình. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Theo quy định khi nào được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
- Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội mới 2023
- Làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội?
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.
1. Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục trinh sát biên phòng; Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đồn biên phòng.
2. Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục Kiểm lâm; Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt Kiểm lâm.
4. Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn; Hải đội; Đội nghiệp vụ.
5. Các cơ quan của Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng.
6. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện); Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam.
7. Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
1. Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc điều tra vụ án hình sự.
2. Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
4. Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
5. Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong điều tra hình sự.