Pháp luật Đất đai phân chia đất thành các nhóm đất khác nhau để thuận tiện trong quá trình quản lý và việc sử dụng đất có hiệu quả, trong đó có đất phi nông nghiệp được biết đến là loại đất không được sử dụng vào mục đích làm nông nghiệp, bao gồm nhiều loại đất khác nhau. Khi sử dụng đất như vậy, nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện khi có đủ điều kiện theo quy định để làm nguồn ngân sách phục vụ chính sách an sinh – xã hội. Thuế đất phi nông nghiệp là một loại thuế đất điển hình mà cá nhân, tổ chức khi sử dụng đất phải thực hiện đóng. Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới nhất năm 2023 tại nội dung bài viết dưới đây nhé!.
Căn cứ pháp lý
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 48/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng | |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 | |
Ngày công báo: | 23/09/2010 | Số công báo: | Từ số 562 đến số 563 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế; người nộp thuế; căn cứ tính thuế; đăng ký, khai, tính và nộp thuế; miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Đất phi nông nghiệp là loại đất gì?
Đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất được phân chia theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị (hay còn gọi là đất thổ cư);
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Những điểm mới về quản lý đất phi nông nghiệp của Luật đất đai
Về quản lý đất ở tại đô thị: Theo Luật đất đai cũ năm 2003, quy định cụ thể 3 trường hợp UBND cấp tỉnh được giao đất hoặc cho thuê đất, nhưng đến Luật đất đai năm 2013 đã bỏ quy định này vì trùng với nội dung Chương giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được quy định riêng.
Luật đất đai năm 2013 đã đưa ra khái niệm rộng hơn về đất xây dựng khu chung cư bao gồm đất để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp cho đời sống của những hộ gia đình trong nhà chung cư và các công trình phục vụ cộng đồng theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy định như vậy để tránh bỏ xót những công trình cộng đồng mà trước đây chưa có chế định quản lý.
Luật đất đai năm 2013 bổ sung vào khoản 3 Điều 146 quy định: “Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Để đảm bảo việc chỉnh trang đô thị được thực hiện đồng bộ, bảo đảm quyền lợi của những người có đất bị thu hồi.
Luật đất đai năm 2013 đã Chuyển Điều 87 Luật đất đai cũ năm 2003 về xác định đất ở đối với trường hợp có vườn, ao lên chương Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 147 Luật đất đai năm 2013 đã phân biệt rõ đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp (khoản 1 và khoản 2) chứ không gộp như quy định cũ nữa và cũng sửa đổi, bổ sung câu chữ tại khoản 4 và khoản 5 để các quy định này rõ hơn.
Về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh tại Điều 148 Luật đất đai năm 2013: – Bỏ khoản 1 Điều 89 Luật đất đai cũ năm 2003 và chuyển lên Chương giao thuê để xác định rõ các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh. – Bổ sung cụm từ “rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế; đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế tại các địa phương” vào đoạn 2 khoản 2 để tăng trách nhiệm cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc sử dụng các loại đất này. – Thêm cụm từ “vào mục đích quốc phòng, an ninh” để đảm bảo sự chặt chẽ.
Ngoài ra, các quy định trong Luật đất đai năm 2013 đã mở rộng một số khái niệm về các loại đất phi nông nghiệp hơn so với luật cũ, mở rộng đối tượng để dễ quản lý hơn.
Điều kiện chuyển nhượng đất phi nông nghiệp năm 2023
Về cơ bản hiện nay điều kiện chung để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp cụ thể như sau:
– Người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất dự định chuyển nhường trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 186 và Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013.
– Miếng đất dự định chuyển nhượng không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Mảnh đất dự định chuyển nhượng phải nằm trong thời hạn sử dụng đất.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hiệu lực bắt đầu từ khi làm thủ tục đăng ký vào sổ địa chính.
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới nhất năm 2023
Hiện nay, vẫn sẽ tuân thủ theo quy định về Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 (vẫn còn hiệu lực), bạn đọc có thể tải xuống Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại đây:
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận giải quyết thế nào 2023?
- Đất ở bao nhiêu năm thì được cấp sổ đỏ theo quy định năm 2022?
- Trình tự thủ tục làm sổ đỏ theo quy định hiện nay
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới nhất năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
1. Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
3. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
4. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
5. Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
6. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
7. Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy đinh pháp luật, Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. (Điểm đ Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013)
Như vậy, theo quy định của luật, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không được sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở. Để có thể xây dựng nhà trong trường hợp này, cần thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, chỉ được chuyển sang đất ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển phải có quyết định của UBND cấp huyện nơi có đất, tổ chức muốn chuyển phải có quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất)