Chào luật sư. Chồng tôi mất cách đây 4 tháng. Hiện tại gia đình tôi đã thu xếp xong công việc hậu sự cho chồng tôi. Trước khi mất chồng tôi có tài sản riêng là đất đai. Tuy nhiên, do ra đi đột ngột nên chồng tôi chưa kịp lập di chúc. Vì vậy, tôi muốn tìm hiểu về luật thừa kế đất đai khi chồng chết như thế nào. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Luật thừa kế đất đai khi chồng chết như thế nào?
Khi người đứng tên tài sản trong gia đình mất đi có thể là vợ hoặc chồng thì toàn bộ số tài sản đó sẽ chia thừa kế ra sao? Việc tiến hành chia như thế nào để đảm bảo công bằng cho những người có quyền được hưởng thừa kế?
Trước đây, pháp luật Việt nam thời phong kiến luôn ghi nhận quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình và tước đi tư cách chủ thể của người phụ nữ khi đã lấy chồng nên pháp luật về thừa kế ở thời kì ấy thể hiện hết sức rõ nét về sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung, cũng như việc phân chia tài sản sau khi một người mất đi.
Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực, trong đó có việc định đoạt tài sản trong gia đình.
Việc đảm bảo cho người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc định đoạt tài sản chung đã được ghi nhận.
Đây cũng là một trong những vấn đề thể hiện rõ sự đổi mới về mặt pháp luật ngày nay của luật thừa kế nói chung, luật dân sự nói riêng.
Theo tục lệ liên quan đến hôn nhân gia đình từ xa xưa tại Việt Nam, thông thường người chồng sẽ là người đứng tên toàn bộ tài sản trong gia đình vì theo lối suy nghĩ tại thời điểm đó, người đàn ông là trụ cột của gia đình là người quyết định mọi công việc trong đời sống gia đình.
Trường hợp chồng mất không để lại di chúc
Tài sản người chồng có hình thành trong quá trình kết hôn và là tài sản đứng tên đồng sở hữu với vợ thì cách phân chia sẽ tính như sau:
Khối tài sản chung của cả hai vợ chồng được chia đôi, riêng phần tài sản của người vợ trong trường hợp người vợ còn sống sẽ được giữ nguyên.
Riêng phần tài sản đứng tên người chồng sẽ được tiến hành chia thừa kế theo quy định của pháp luật theo các hàng thừa kế và những người thuộc diện thừa kế có quyền hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 651.
Trường hợp chồng mất và có để lại di chúc:
Trong trường hợp này thì việc định đoạt phần tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của mình cho những còn sống thì sau khi người chồng mất đi việc tiến hành mở di chúc sẽ được thực hiện.
Thời điểm công bố di chúc được tiến hành là thời điểm sau khi người chồng đã chết. Việc công bố di chúc được thực hiện theo hình thức quy định của pháp luật về thời điểm mở di chúc tại Bộ luật dân sự 2015.
Thông qua hình thức cung cấp bản sao di chúc tới tất cả những người có liên quan tới nội dung của di chúc. Đồng thời thủ tục mở thừa kế cũng chỉ được tiến hành khi có đầy đủ những người có liên quan trong nội dung di chúc tại thời điểm mở thừa kế. Trường hợp vắng mặt cần phải thông báo trước và có lý do cụ thể.
Đối với trường hợp này, ngoài việc xác định những ai là người có liên quan và được quyền hưởng di sản có trong di chúc thì việc xác định di chúc có giá trị pháp lý và có hiệu lực hay không cũng là một vấn đề rất quan trọng.
Bởi lẽ, nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì việc công nhận di chúc và tiến hành phân chia di chúc mới được thực hiện.
Đối với vấn đề này, Bộ luật dân sự 2015. đã có những quy định rất chi tiết và rõ ràng cả về nội dung lẫn hình thức của di chúc như nào là hợp pháp và như nào là không hợp pháp.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên (01 bộ).
Lưu ý: Với những giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.
Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:
- Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
- Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.
Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Nội dung niêm yết phải nêu rõ:
- Họ, tên người để lại di sản;
- Họ, tên của những người khai nhận di sản;
- Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
- Danh mục di sản thừa kế.
Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ:
Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết
Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Lưu ý: Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:
- Nếu di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);
- Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.
Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:
- Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…
- Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả
Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.
Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu di chúc không cần công chứng mới
- Trình tự, thủ tục lập di chúc tại văn phòng công chứng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Luật thừa kế đất đai khi chồng chết như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tạm ngừng doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Theo điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ Luật Dân sự năm 2015, trường hợp người vợ bị truất quyền thừa kế thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
Vợ có quyền từ chối nhận di sản được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật (trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác). Khi từ chối nhận di sản thì người thừa kế phải lập văn bản từ chối trước thời điểm phân chia di sản.
Theo quy định của pháp luật thì cá nhân được nhận thừa kế chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với giá trị tài sản vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận