Không chỉ đối với nghề Luật sư mà bất kỳ một cá nhân nào khi công tác trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình thì đều rất quan tâm và chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp. Sẽ có những nghề nghiệp có tính chất tương tự nhau về đạo đức nghề nghiệp nhưng đối với mỗi ngành nghề lại có những quy định riêng, đây là yếu tố cốt lõi để giúp nghề nghiệp đó có những tiêu chuẩn và định hướng cá nhân tốt đẹp. Tại nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư và khi luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử phạt như thế nào? Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Đạo đức nghề nghiệp được hiểu là như thế nào?
Đạo đức là một phạm trù chỉ những phẩm chất đạo đức của con người, là một khái niệm rộng nên không thể định nghĩa một cách rõ rang và cụ thể. Tuy nhiên đây lại là một phạm trù rất quan trọng bởi nó đánh giá ý thức, giá trị của mỗi người.
Trong đời sống, mỗi nghề nghiệp khác nhau đều đòi hỏi phẩm chất đạo đức khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, phẩm chất của một cá nhân trong quá trình làm việc, công tác, một hoạt động nào đó, phẩm chất đạo đức, nguyên tắc, thước đo hành vi của đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể.
Quy định về đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp nói riêng là một phạm trù rộng; nên không thể khái niệm một cách chi tiết và rõ ràng.
Những phẩm chất đạo đức được nhà nước công nhận trong công việc; và quá trình công tác được nhà nước và xã hội thừa nhận và phát huy; đạo đức nghề nghiệp cũng liên quan mật thiết với đạo đức cá nhân được thể hiện. Một phần là thông qua đạo đức cá nhân. Cuộc sống trong các thời đại lịch sử khác nhau. Và tùy từng ngành nghề khác nhau mà quan niệm về đạo đức nghề nghiệp sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, tùy vào từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Trong bất kỳ ngành nghề nào, đạo đức nghề nghiệp là tài sản vô giá của mỗi con người; và được xã hội ghi nhận, tôn trọng. Trong một tổ chức chính phủ, bất kỳ tổ chức nào hay kể cả trong kinh doanh thì đạo đức nghề nghiệp cũng là một phẩm chất vô cùng quan trọng vì nó thể hiện trình độ văn hóa và uy tín của tổ chức, công ty đó.
Đạo đức nghề nghiệp của luật sư là gì?
Trong bách nghề, nghề nào cũng có những tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp của nghề đó. Những người tự giác và triệt để tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thường gặt hái được nhiều thành công và có nhiều uy tín trong quá trình hành nghề.
Trải qua hàng trăm năm đã hình thành những tiêu chí chung về đạo đức nghề nghiệp của luật sư được nhiều nước chấp nhận. Đó là các đức tính: trung thực, tận tụy, giữ bí mật.
Trong hành nghề luật sư, các luật sư còn phải tự rèn luyện để có thêm các đức tính như: trung thành với Tổ quốc, với lợi ích quốc gia, khiêm tốn, hoà nhã, … Đó là những đức tính của một công dân lương thiện. Khi nói về đạo đức nghề nghiệp của luật sư thì các đức tính: trung thực, tận tụy, giữ bí mật là những đức tính riêng của luật sư. Luật sư nào vi phạm các đức tính này thì không thể hành nghề luật sư.
Tính trung thực của luật sư
Người luật sư phải trung thực. Đây là tiêu chí hàng đầu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Luật sư phải trung thực với chính bản thân mình; trung thực với khách hàng – thân chủ; trung thực với pháp luật; trung thực trong mối quan hệ với Tòa án, với các bạn đồng nghiệp.
Thứ nhất, trung thực với chính bản thản mình:
Một luật sư có thể có sự hiểu biết chung về nhiều ngành luật. Nhưng mỗi luật sư chỉ có thể tích luỹ kiến thức chuyên sâu và có kỹ năng hành nghề giỏi đối với một ngành luật, một chế định luật, một lĩnh vực hành nghề nhất định. Mỗi một ngành luật đều có những đặc thù riêng về phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của nó. Không một luật sư nào có thể nói rằng mình thông thạo và giỏi về tất cả các ngành luật. Pháp luật bắt buộc các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư chỉ được hoạt động trong phạm vi lĩnh vực pháp luật đã đăng ký. Tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề ngoài phạm vi pháp luật đã đăng ký là trái pháp luật đồng thời là hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, là hành vi vi phạm tính trung thực của luật sư.
Đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác, việc tự quảng cáo cho mặt hàng của mình, quảng cáo về trình độ và khả năng của những người hành nghề là điều được pháp luật cho phép. Nhưng đối với việc hành nghề luật sư thì trái lại. Việc luật sư tự đề cao mình trước đồng nghiệp, tự quảng cáo mình trên các phương tiện thông tin đại chúng không những bị coi là hành vi thiếu khiêm tốn mà còn là hành vi thiếu trung trực. Vì vậy, luật pháp một số nước đã cấm các luật sư tự quảng cáo cho mình.
Thứ hai, trung thực với thân chủ, khách hàng:
Mọi người khi gặp rắc rối với pháp luật thường mang nhiều hy vọng và gửi gắm nhiều niềm tin đối với luật sư.
Một luật sư trung thực chỉ nhận sự ủy thác, nhờ cậy của thân chủ thực hiện công tác bảo vệ đối với những vụ việc mà mình có đủ khả năng, trình độ làm tròn sự uỷ thác của thân chủ. Luật sư trung thực sẽ sẵn sàng giúp đỡ bằng cách giới thiệu cho khách hàng những luật sư thích hợp nhất cho họ.
Khi đã nhận sự ủy thác, luật sư trung thực, sau khi đã tìm hiểu kỹ vụ việc mới nói rõ những điểm khó khăn, thuận lợi trong khi tiến hành công việc. Họ không tìm cách đề cao, nhấn mạnh các khó khăn để buộc khách hàng phải trả chi phí cao. Pháp luật cũng không cho phép luật sư hứa trước với khách hàng là bảo đảm thắng kiện nhằm lôi kéo khách hàng về cho mình. Luật sư không được bảo vệ quyền lợi cho những người, tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi với nhau trong cùng một vụ án. Những luật sư có quan hệ thân thích với nhau như vợ chồng, anh em, bố mẹ với con cái, thì không được đồng thời bảo vệ quyền lợi cho những người, tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi với nhau trong cùng một vụ án. Luật sư cũng không được từ chối tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho người hoặc tổ chức đã nhận để chuyển sang bảo vệ cho người, tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi với người, tổ chức đã nhận lời bảo vệ trước đó trong cùng một vụ việc.
Thứ ba, trung thực với pháp luật:
Người bảo vệ quyền, lợi ích cho bị can, bị cáo, cho các bên đương sự có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ.
Trong thực tiễn hành nghề luật sư, điều này có nghĩa là: Luật sư không được sử dụng các tài liệu chứng cứ gian dối, ngụy tạo, không được xúi giục, bày vẽ cho thân chủ khai báo gian dối hoặc lập ra các tài liệu, chứng cứ giả tạo.
Người luật sư trung thực với pháp luật thường hành động theo hai hướng:
– Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các chứng cứ phù hợp với sự thật khách quan và đưa ra những biện luận sắc bén, có sức thuyết phục trong đánh giá các chứng cứ có lợi cho thần chủ của mình.
– Phát hiện và nêu ra những điều không phù hợp với sự thật khách quan trong các chứng cứ không có lợi cho thân chủ của mình; Phản biện lại những nhận xét, đánh giá các chứng cứ không có lợi cho thân chủ của mình.
Thứ tư, trung thực trong mối quan hệ với Tòa án với các bạn đồng nghiệp:
Trong thực tiễn của đời sống cũng đã có thẩm phán tuyên bố công khai rằng họ không muốn có các mối quan hệ thân quen với luật sư, với bất cứ ai để tránh khỏi sự đàm tiếu của những dư luận không tốt về tính vô tư, trung thực và thanh liêm của người giữ cán cân công lý. Nếu lời tuyên bố này là đúng thì sẽ không có các trường hợp vợ là thẩm phán mà chồng là luật sư hoặc ngược lại.
Trong thực tế, pháp luật không cấm và có không ít trưòng hợp mà vợ là luật sư, chồng là thẩm phán hoặc ngược lại. Việc thẩm phán và luật sư có quan hệ bạn bè thân thiết với nhau là lẽ thường tình của đời người.
Tính trung thực của luật sư trong mối quan hệ với Tòa án với các bạn bè đồng nghiệp trong ngành tư pháp biểu hiện ở chỗ là luật sư không được lợi dụng các mối quan hệ thân quen để cầu xin, gây ảnh hưỏng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho thân chủ của mình.
Tận tụy với công việc được ủy thác
Người luật sư có lương tâm và có tinh thần tận tụy với công việc được ủy thác không để mình tuỳ thuộc và mức phí thù lao được nhận để bỏ tâm sức ra với khách hàng của mình.
Dù là bảo vệ miễn phí, hoặc bảo vệ theo sự chỉ định của Tòa án, người luật sư có lương tâm vẫn tận tụy với công việc, không bao giờ thực hiện nhiệm vụ một cách hời hợt, cốt cho xong chuyện. Khi đã nhận nhiệm vụ được giao phó, trong mọi trường hợp, người luật sư phải có sự niềm nở trong tiếp xúc, có sự hỏi han đầy đủ, cặn kẽ đối với bị cáo, đối với vụ việc. Luật sư phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để tìm ra những chứng cứ, tình tiết nhằm đấu tranh bảo đảm cho sự định tội, lượng hình, phân xử một cách đúng nhất và có lợi nhất cho thân chủ.
Giữ bí mật của thân chủ
Khi đã có sự tin cậy, thân chủ có thể thổ lộ hết mọi điều với luật sư.
Những điều mà thân chủ còn giữ kín, chưa hề khai báo ra với cơ quan tư pháp, chưa hề nói ra với ai là những bí mật của thân chủ:
– Bí mật đó có thể là tất cả những gì mà thân chủ chưa khai thật, chưa tự thứ vổi cơ quan tư pháp.
– Bí mật đó có thể là tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, những môì quan hệ riêng tư của thân chủ với người quen, bạn bè, …
– Bí mật đó có thể là tình trạng tài chính, tài khoản, tài sản hoặc những bí mật nghề nghiệp của thân chủ …
Người luật sư có nhiệm vụ phải giữ những bí mật của thân chủ. Luật sư không đem những điều bí mật của thân chủ đã tiết lộ ra trong khi tiếp xúc với tất cả những ai có mâu thuẫn quyền lợi với thân chủ, như tiết lộ về các hành vi phạm tội, tiết lộ tài khoản, tài sản, nợ nần với bất cứ người thứ ba nào khác. Nội dung bí mật cửa thân chủ cũng không thể là câu chuyện làm quà mà luật sư có thể đem ra kể trong những buổi gặp gỡ riêng tư hoặc nơi đông người.
Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Luật sư sẽ phải chịu các chế tài kỷ luật đối với các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư. Áp dụng các biện pháp chế tài này đòi hỏi phải quy phạm hóa các tiêu chuẩn kỷ luật – thuộc chức năng tự quản nghề nghiệp của Liên đoàn theo Điều lệ, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật đối với từng cá nhân luật sư.
Mời bạn xem thêm
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử phạt như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn thủ tục công ty tạm ngưng kinh doanh nhanh chóng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Thứ nhất, giúp tăng hiệu suất công việc: Bởi khi tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp; làm việc tích cực thì chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Thứ hai, tăng hiệu quả làm việc nhóm: Tinh thần làm việc nhóm chính là một trong những biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp. Khi các thành viên trong một nhóm hiểu được các quy định; chuẩn mực thì họ sẽ thực hiện rất tốt.
Thứ ba, giúp cải thiện hình ảnh của công ty: Nếu các cá nhân hiểu được trách nhiệm; giá trị đóng góp của mình thì chắc chắn sẽ giúp xây dựng hình ảnh công ty tốt hơn.
Thứ tư, tuân thủ các quy định, thực hiện theo đúng các chuẩn mực; cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các vấn đề liên quan đến pháp lý sau này.
Thứ năm, việc đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp dễ dàng hơn. Khi các lãnh đạo cần đưa ra quyết định nào đó; việc nhân viên đoàn kết, thực hiện nghiêm chỉnh quy định; đúng chuẩn mực thì chắc chắn mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều.
Chuẩn mực đạo đức là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội. Trong cuộc sống xã hội thường ngày, con người (các cá nhân và nhóm xã hội) thường xuyên thực hiện các hành vi xã hội nào đó nhằm đạt được hoặc thỏa mãn những nhu cầu, lợi ích nhất định.
Pháp luật về luật sư có rất ít quy phạm điều chỉnh mối quan hệ này. Bởi vì quan hệ đồng nghiệp, về thực chất là những quan hệ đạo đức, trong đó chủ yếu là thái độ ứng xử với nhau trong giới luật sư. Tiêu chuẩn này đòi hỏi mỗi luật sư phải coi uy tín của đồng nghiệp và uy tín của giới là uy tín của chính mình. Điều mình không muốn thì không được làm với đồng nghiệp.