Chào Luật sư. Hàng xóm của tôi thường xuyên la mắng đánh đập con. Tôi thấy họ có 2 đứa con nuôi, 1 đứa tầm 6 tuổi và 1 đứa tầm 12 tuổi. Do không phải con ruột nên họ luôn mắng nhiếc, đánh khi chúng không nghe lời. Hơn nữa, hành vi này còn được thực hiện nhiều lần nên tôi rất quan ngại cho sức khỏe của 2 cháu. Luật bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi quy định thế nào? Tôi có nên tố cáo với công an hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Bạo hành trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội khi mà hậu quả do nó mang lại có thể khiến trẻ em tổn thương sâu sắc về cả thể xác cũng như tâm hồn. Hành vi bạo hành, đánh đập, đánh người, cố ý gây thương tích đối với trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào? Tố cáo người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe ở đâu? Cha mẹ có quyền đánh con hay không? Luật bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi quy định thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo hành trẻ em là gì?
Trẻ em theo quy định của Luật trẻ em 2016 là người dưới 16 tuổi.
Theo WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần. Nó có thể là đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016:
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Theo đó có thể hiểu Bạo hành (bạo lực) trẻ em không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em. Người bạo hành trẻ em có thể là bất cứ người nào, kể cả người thân, gia đình.
Nhiều người cho rằng việc đánh các em là hành vi dạy dỗ, xử phạt vì chúng đã phạm lỗi. Tuy nhiên dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì hành vi này đều không được phép. Bên cạnh đó, những lời nói làm ảnh hưởng tới tinh thần của các em cũng là một trong các biểu hiện của “Bạo hành”.
Luật bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi quy định thế nào?
Mức xử lý với người bạo hành trẻ em
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, người thực hiện một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
– Xâm phạm thân thể; gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
– Bắt nhịn ăn; nhịn uống; không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
– Gây tổn thương về tinh thần; xúc phạm nhân phẩm; danh dự; lăng nhục; chửi mắng; đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
– Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương; đau đớn về thể xác, tinh thần;
– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Bên cạnh việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi còn phải chịu thêm về chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ vào tính chất của từng sự việc ngược đãi, hành hạ trẻ em mà người phạm tội có thể bị xử phạt với các tội khác nhau.
Tội ngược đãi, hành hạ con cháu bị xử lý như thế nào?
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:
“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Tội hành hạ người khác bị xử lý như thế nào?
Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
Do người thực hiện phạm tội đối với trẻ em nên nếu người đó thuộc các trường hợp khác ngoài Điểm c Khoản 1 Điều 134, Điểm b khoản 1 điều 123, Điểm a Khoản 2 Điều 140 BLHS 2015, người đó còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 52: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi.
Ví dụ: Mẹ cho 2 con dười 16 tuổi uống thuốc độc dẫn tới 2 đưa trẻ chết. Người mẹ sẽ bị truy cứu theo Điểm a Khoản 1 Điều 123 BLHS. Bên cạnh đó còn bị áp dụng tình tiết phạm tội đối với người dưới 16 tuổi để xác định hình phạt.
Phát hiện bạo hành trẻ em báo cho ai để tố cáo?
Là bất cứ ai, nếu phát hiện trẻ em bị xâm hại, bạo hành hãy liên hệ ngay tới tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để được hỗ trợ.
Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông thuộc Cục Trẻ em.
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, hãy thông tin, báo cáo ngay qua:
– Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
– Ứng dụng Tổng đài 111
– Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
– Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616
Mời bạn xem thêm:
- Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 bao gồm những khoản nào?
- Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 quy định cái gì?
- Phân tích Điều 185 Bộ luật hình sự 2015
- Xử phạt hành chính tội cố ý gây thương tích thế nào?
- Hướng dẫn thủ tục trích lục Hộ khẩu nhanh chóng năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Luật bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi quy định thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, tra mã số thuế cá nhân, quy định tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin giải thể công ty, tại mẫu đơn xác nhận độc thân, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi một hành vi đã bị xử lý hành chính thì hành vi đó không bị xem xét xử lý hình sự nữa. Vì nếu thỏa mãn dấu hiệu hình sự thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự mà không xử phạt hành chính.
Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
Ngoài bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.
Xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo lực trẻ em có thể sẽ bị xử lý hình sự về một trong các tội danh sau nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội đó.