Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về Luật bạo hành tinh thần mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều vụ án bạo lực tinh thần đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng. Câu hỏi đặt ra lúc bây giờ của người dân tại Việt Nam là Việt Nam có những chế tài gì trong việc bảo vệ những nạn nhân của hành vi bảo hành tinh thần và Luật bạo hành tinh thần mới năm 2022 được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật bạo hành tinh thần mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm và uy tín tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:
– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
– Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
– Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
– Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Thế nào là bạo lực về tinh thần?
Theo từ điển tiếng Việt http://tratu.soha.vn/ ta có thể hiểu bạo lực tinh thần như sau:
Bạo lực: Có nghĩa là sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ.
Tinh thần: Có nghĩa là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, v.v., những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người.
Thông qua 02 ngữ nghĩa trên ta suy ra được bạo lực tinh thần là việc một người nào đó thường xuyên bị xúc phạm, tấn công vào ý thức của họ, khiến họ cảm thấy bị cưỡng bức, trấn áp về mặt cảm xúc, tình cảm, ý nghĩ cá nhân.
Bạo lực tinh thần được xem là một loại bạo lực vô hình bởi nó không gây ra thương tích trên người của nạn nhân, tuy nhiên độ nguy hiểm và sự sát thương lên nạn nhân của loại bạo lực này được xem là nghiêm trọng hơn đối với bạn lực về thân thể.
Bạo hành tinh thần có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: Xa lánh tập thể, tạo áp lực tiêu cực, khủng bố tinh thần, đe dọa tinh thần, đe doạ giết nạn nhân, …tạo nên những sự khủng hoảng về tâm sinh lý, ý thức của nạn nhân nặng nề. Bạo lực tinh thần xuất hiện thường ngày trong đời sống con người với nhiều cấp độ khác nhau:
- Biểu hiện ở cấp độ nhẹ, ví dụ như 02 vợ chồng chiến tranh lạnh với nhau.
- Biểu hiện ở cấp độ nặng, ví dụ như con mắng chửi ba mẹ già vì không làm ra tiền.
Theo thống kê tại Việt Nam như sau:
- Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2009 – 2019, tổng số vụ bạo lực gia đình được phát hiện trên cả nước là gần 297.500 vụ. Trong đó, 32% phụ nữ từng kết hôn phải chịu bạo hành thể chất trong đời, 10% từng bị bạo hành tình dục, 54% phải chịu bạo hành tinh thần.
- Cũng theo kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 trên gần 6.000 phụ nữ trong độ tuổi 15 – 64, sinh sống tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy, gần 63% phụ nữ từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực về thể xác, tình dục, tinh thần hay kinh tế
Luật bạo hành tinh thần mới năm 2022
Hiện nay tại Việt Nam không có ban hành quy định Luật bạo hành tinh thần, tuy nhiên vì thế mà nói Việt Nam không bảo vệ những nạn nhân bị bạo hành về tinh thần là sai.
Về mặt hành chính: Nếu hành vi bạo hành tinh thần ở mức độ nhẹ, người có hành vi bạo hành về tinh thần có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
- Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Và biển pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai nếu nạn nhân yêu cầu và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
- Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 54; và buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều 54.
Trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng: Người có hành vi bạo lực tinh thần có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống.
Theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội làm nhục người khác như sau:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vu khống như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Vì động cơ đê hèn;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người bị bạo lực tinh thần có được bồi thường hay không?
Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được người bị bạo lực tinh thần sẽ có thể được bồi thường nếu họ có yêu cầu.
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại tinh thần như sau:
– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Luật bạo hành tinh thần mới năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo nhận định từ các chuyên gia, tình trạng cha mẹ bạo hành tinh thần có thể là hệ quả từ nhiều nguyên nhân phức tạp. Chẳng hạn như:
– Mắc các vấn đề tâm lý: Đa phần các cha mẹ ngược đãi con cái đều có những vấn đề tâm lý. Chẳng hạn như stress nặng, trầm cảm, rối loạn lo âu, áp lực cuộc sống quá mức, nhân cách méo mó,…
– Sang chấn tâm lý: Sang chấn tâm lý có thể khiến một số cha mẹ xem con như là công cụ để trả thù bạn đời và xã hội. Rất nhiều người muốn chứng tỏ bản thân bằng cách nuôi dạy con cái đạt được thành tựu lớn.
– Từng là nạn nhân của bạo hành.
– Các yếu tố khác: Cha mẹ nghiện rượu bia, chất kích thích, có con ngoài ý muốn hay bạn đời ngoại tình cũng sẽ có xu hướng bạo hành tinh thần con cái. Bởi những yếu tố này khiến cho họ không kiểm soát được cảm xúc, lời nói và hành vi của mình. Hơn nữa còn có suy nghĩ méo mó, luôn cho rằng con cái là nguyên nhân khiến họ thất bại.
Để xử lý, chấm dứt bạo hành tinh thần, bạn cần có sự lên tiếng, tố cáo hành vi bạo hành tinh thần cho ba mẹ của mình biết; hoặc trình báo với phía cơ quan công an về hành vi bạo lực gia đình. Hoặc bạn có thể lên tiếng thông qua đường dây nóng 18001768 về tư vấn, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình.
– Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
– Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
– Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật