Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Sơn La đã thi hành các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối tượng Đào Thị Hiền Trang (sinh năm 1988, trú tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La) để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo công an, Trang là lớp phó học tập, được giao thu tiền học phí của 45 học viên lớp K61D2 Đại học Vinh liên kết đào tạo với Cao đẳng Sơn La. Tổng số tiền thu là hơn 300 triệu đồng. Sau khi thu tiền học phí, đối tượng không nộp cho nhà trường theo quy định mà sử dụng vào mục đích cá nhân; trong đó, có việc đầu tư vào app BINANCE trên mạng (không được phép hoạt động tại Việt Nam) dẫn đến không thể chi trả được số tiền đã chiếm đoạt.
Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về tình huống nêu trên, lớp phó biển thủ 300 triệu khi đầu tư tiền ảo bị xử lý như thế nào? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Lớp phó biển thủ 300 triệu khi đầu tư tiền ảo bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của pháp luật, hành vi của đối tượng Trang đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, được quy định tại Khoản 3, Điều 175, Bộ luật Hình sự. Theo đó, Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Tuy nhiên ở đây đối tượng Trang đã chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng nên khi này sẽ thuộc khoản 3 định khung tăng nặng. Do đó, Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Bên cạnh đó, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.
Sau khi đã nhận được tài sản của người khác một cách hợp pháp, người thực hiện vi phạm mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý.
Trong đó, thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
Ngoài ra, người không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận được tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức chiếm đoạt tài sản thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người vi phạm cần phải xem xét một cách khách quan và toàn diện. Nếu người vi phạm bỏ trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” hiện vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn.
Trong thực tiễn, một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn, nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản hay không là vấn đề còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
Phân biệt lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, có thể phân biệt hai hành vi này qua một số đặc điểm như sau:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản | |
Hành vi | Bắt buộc có hành vi gian dốiThực hiện hành vi gian dối trước thời điểm chuyển giao tài sản. | Có thể có hoặc không có hành vi gian dối .Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản. |
Ý thức chiếm đoạt tài sản | Có ý thức chiếm đoạt tài sản trước khi thực thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. | Xuất hiện sau khi có giao dịch hợp pháp, tức là sau khi có được tài sản người phạm tội mới nảy sinh ý định và hành vi chiếm đoạt. |
Hình thức phạm tội | Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản như đưa ra thông tin giả, không đúng sự thật… nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. | Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. |
Những người đóng tiền quỹ lớp cho vị lớp phó gương mẫu này có được trả lại tiền hay không?
Theo Bộ luật Dân sự có thể tiến hành yêu cầu khởi kiện để đối tượng trang bồi hoàn lại số tiền các những học viên đã đóng nhé.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Lớp phó biển thủ 300 triệu khi đầu tư tiền ảo bị xử lý như thế nào?
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
- Quy trình quản lý an toàn nhà thầu trong thi công xây dựng công trình
- Các biện pháp an toàn trên công trường xây dựng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lớp phó biển thủ 300 triệu khi đầu tư tiền ảo bị xử lý như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình (xem giải thích tương tự ở tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản) sau khi vay, mượn, thuê tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn.
– Về việc dùng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn này tương tự như thủ đoạn nêu ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng là nhằm để chiếm đoạt tài sản thông qua việc giao dịch hợp pháp.
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Tuy nhiên cần lưu ý: mục đích chiếm đoạt chỉ phát sinh sau khi đã nhận được tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp. Đây là điểm khác biệt cơ bản vối tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong quá trình thực hiện tội phạm người phạm tội còn có thể có những mục đích khác phát sinh cùng với mục đích chiếm đoạt. Trường hợp này, người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên có một số trường hợp lại cấu thành tội danh độc lập khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng ấy.
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.