Theo quy định của pháp luật giao thông hiện hành, thì các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân thủ theo các quy định cụ thể về khổ giới hạn giao thông đường bộ. Khổ chiều cao này chính là giới hạn tối đa cho phép kích thước của xe và cả hàng hóa được chở trên xe được phép chở khi tham gia giao thông. Khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm các quy định về khổ giao thông thì sẽ bị xử phạt trừ khi thuộc các trường hợp được phép quá khổ. Pháp luật hiện hành đã quy định đưa ra các quy định xử phạt về “Lỗi quá khổ chiều cao” một cách cụ thể đối với từng trường hợp. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này qua bài viết dưới đây của luật sư X nhé.
Xe quá khổ là gì?
Theo Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
– Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
– Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
– Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
Đối với xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép như quy định trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.
Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện chỉ được lưu hành xe quá khổ giới hạn trên đường bộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
– Phải có đội ngũ chuyên nghiệp, kinh nghiệm trong vận chuyển và giám sát, kiểm tra theo quy trình bài bản, chất lượng.
– Một số loại hàng hóa thường bị quá tải khi vận chuyển mà bạn cần lưu ý có thể kể đến như: hàng dự án, sắt thép dài, bồn vệ sinh công nghiệp, ống thiết bị lớn. Kiểm tra kỹ những mặt hàng này để tránh quá tải gây mất an toàn giao thông.
– Bạn cần ý thức việc vận chuyển hàng quá khổ khó hơn so với thông thường rất nhiều. Do đó bạn cần kết hợp nhiều loại phương tiện để khiến công việc này dễ dàng hơn.
– Mọi Phương tiện, thiết bị đều phải có giấy cấp phép và kiểm định mới lưu thông được, nếu không sẽ bị bắt giữ do vi phạm quy định giao thông.
– Tất cả điều có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Các hành vi chở quá khổ giới hạn khác đều sẽ bị xử phạt.
Quy định về khổ giới hạn chiều cao đường bộ hiện hành
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 và điểm b khoản 2 Điều 18 Thông tư 46/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Khổ giới hạn của đường bộ
2. Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.
Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
2. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
3. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét. “
Theo đó, khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ đối với đường cao tốc, đường cấp I,II,III là 4,75 mét và đối với đường cấp IV là 4,5 mét. Bên cạnh đó, đối với từng loại phương tiện lại có quy định cụ thể về chiều cao xếp hàng hóa tương ứng.
Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
Pháp luật giao thông đường bộ là một lĩnh vực pháp luật đặc thù. Các quy định của pháp luật giao thông đường bộ thay đổi liên tục, các mức xử phạt áp dụng cho các trường hợp lỗi vi phạm cũng được thay đổi liên tục. Dưới đây là tóm lược cơ bản nhất của chúng tôi về mức xử phạt đối với lỗi chở hàng quá tải theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ Việt Nam.
Theo Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về việc Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ như sau
1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
Lỗi quá khổ chiều cao bị phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 4, khoản 9 Điều 24 và điểm c khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
” Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định này; ”
Như vậy theo quy định trên nếu bạn vi phạm quy định về chiều cao xếp hàng hóa đối với xe tải thì bạn sẽ có mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Còn đối với chủ phương tiện thì sẽ bị xử phạt với mức 4.000.000 – 6.000.000 đồng nếu là cá nhân và 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu là tổ chức.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện chở hàng hóa quá khổ mà gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Lỗi quá khổ chiều cao”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Người bao nhiêu tuổi không được uống rượu bia?
- Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam là bao nhiêu?
- Uống rượu bia có được lên máy bay không?
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1, Khoản 3, Khoản 5 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.
Căn cứ theo quy định tại điều 19, Thông tư số 46 của Chính phủ ban hành quy định hạn mức chiều rộng và chiều cao xếp hàng trên xe như sau:
– Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không quá 20m. Khi chở hàng hóa mà dài hơn có chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và được chằng chống chắc chắn, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ;
Xe kinh doanh dịch vụ vận tải chở khách không được phép xếp, treo, móc hàng hóa, hành lý thừa ra khỏi cốp xe.
Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về khổ giới hạn của đường bộ như sau:
– Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
– Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là:
+ 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III;
+ 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.
– Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.