Phía sau những người khuyết tật bán hàng rong; hoặc ăn xin tại các cửa hàng ăn, chợ hay các khu vực tập trung đông người là một nhóm đối tượng thuê, ép người khuyết tật làm việc cho mình; buộc họ phải bán hàng rong, ăn xin để được hưởng những “đồng lương” ít ỏi; kèm theo đó là những trận đánh, trận đòn, bỏ đói nếu như mỗi ngày không bán được đủ lượng hàng, xin được đủ số tiền đã được ấn định trước.
Xin chào Luật sư: Gần đây, tôi thấy xuất hiện những gánh hát rong có nhiều em nhỏ bị khuyết tật, có cháu bị mù, bị điếc, có cháu phải ngồi xe lăn… Người đi đường thấy thương nên đều ủng hộ tiền. Luật sư cho tôi hỏi: Lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi hay bắt trẻ em đi ăn xin thì có bị xử phạt không? Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Pháp luật quy định về quyền của người khuyết tật
Khoản 1 Điều 4 Luật người khuyết tật thì người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
– Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
– Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
– Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
– Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng; phương tiện giao thông; công nghệ thông tin; dịch vụ văn hóa, thể thao; du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Pháp luật nghiêm cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật…”. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến; hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó” (Điều 2 Luật người khuyết tật).
Pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi
Điều 14 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật…”
Xem thêm: Cha mẹ đánh con có vi phạm quy định pháp luật không?
Lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Khoản 3 Điều 9 Nghị Định 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định như sau:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng người khuyết tật; tổ chức của người khuyết tật tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
b) Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 3 Điều này”.
Xử phạt hình sự
Nếu hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự của người khuyết tật; thì người có hành vi vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích (Điều 104 Bộ luật hình sự); tội hành hạ người khác (Điều 110 BLHS):
Điều 110 Bộ Luật hình sự quy định về tội hành hạ người khác, với nội dung:
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với nhiều người”.
Nếu cố ý giam giữ người khác để bóc lột thì sẽ cấu thành tội bắt giữ; hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123 Bộ Luật hình sự). Trong trường hợp người khuyết tật bị bóc lột làm việc có quan hệ là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng; thì người phạm tội còn có thể bị truy cứu với tội ngược đãi; hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có được sử dụng lao động là trẻ em hay không?
- Trẻ em phạm tội bị xử lý như thế nào?
- Bắt trẻ em đi ăn xin bị xử lý như thế nào ?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi bị xử lý thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;
b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định.