Trước nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm của người dân trong mùa dịch; một số cá nhân, cơ sở kinh doanh đã tăng giá bán các mặt hàng thiết yếu một cách bất hợp lý để trục lợi. Vậy Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán thực phẩm thì bị xử lý thế nào?
Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Do ảnh hưởng hưởng của tình hinhd dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp; Cùng với việc thực hiện nghiêm chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ. Nên bị hạn chế ra ngoài mua lương thực, thực phẩm; do đó tôi có mua một ít thực phẩm về để tích trữ và bị bóp giá tăng gấp 4-5 lần so với lúc chưa giãn cách xã hội. Vậy Hành vi này của người bán hàng có sai với quy định của pháp luật hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp Luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thực phẩm bất hợp lý
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; nhiều người dân đã đổ xô mua thực phẩm tươi sống cùng nhiều mặt hàng thiết yếu khác dự trữ; làm xuất hiện tình trạng cung không đủ cầu.
Nhận thấy điều này, nhiều cá nhân, cơ sở kinh doanh đã nâng giá bán các mặt hàng thiết yếu một cách bất hợp lý, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Theo Điều 10 Luật Giá 2012; hành vi định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý là hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá, cụ thể như sau:
“Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá
[…]
2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
[…]
c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;”
Vì vậy hành vi của cô bán hành nói riêng hay cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, lương thực, thực phẩm bất hợp lý; có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán thực phẩm thì bị xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Tại Điều 17 Nghị Định 109/2013/NĐ-CP quy định về hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua; giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua; giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
- Biện pháp khắc phục hậu quả; Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Căn cứ khoản 5 Điều 3 nghị định 109; mức phạt trên được áp dụng đối với cá nhân; nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt là gấp 02 lần đối với cá nhân.
Theo đó, nếu có hành vi tăng giá bán thực phẩm bất hợp lý trong mùa dịch; cá nhân sẽ bị phạt hành chính đến 30 triệu đồng, tổ chức bị phạt đến 60 triệu đồng.
Xem thêm: Mẫu giấy đi đường, giấy xác nhận của doanh nghiệp trong mùa Covid
Xử phạt hình sự
Nếu có hành vi cố tình tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình dịch bệnh; hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá thì có thể xử lý hình sự theo Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội đầu cơ:
Trường hợp 1: Đối với cá nhân
Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 196 quy định:
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh; hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá; hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp 2 : Đối với pháp nhân
Khoản 5 quy định:
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này; thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy tùy vào mức độ vi phạm, nếu bị xử lý hình sự về Tội đầu cơ; cá nhân có thể bị phạt tiền đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 15 năm; pháp nhân có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm lây lan dịch bệnh bị xử lý như thế nào?
- Vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh Covid thì bị xử lý thế nào?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán thực phẩm thì bị xử lý thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khung hình phạt áp dụng cũng sẽ là mức cao nhất. 20 năm tù cho hành vi trục lợi trên vẫn còn là quá ít so với việc làm của các đối tượng. Điều này cho thấy sự lỏng lẻo trong khâu quản lý của các cơ quan có thẩm quyền; cùng những thủ đoạn của các đối tượng đã gây thất thoát nặng nề đến ngân sách quốc gia.
Trường hợp bạn vi phạm nhưng chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm”
Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh cách ly; làm lây lan dịch bệnh; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Hình phạt có thể lên đến 12 năm tù (Điều 240 BLHS 2015).