Xin chào Luật sư. Hôm qua, khi đang đi tập lái ô tô với bố, tôi có ngang qua con đường có biển báo cấm xe taxi, xe ô tô hoạt động từ 7h30 – 10h30. Bố tôi thấy và nhắc nhở tôi không được đi vào con đường đó vì lúc chúng tôi ngang qua là 9h hơn và được biết đó là đường cấm theo giờ. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn thắc mắc về biển báo này. Luật sư cho tôi hỏi, đường cấm theo giờ là gì? Lỗi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Đường cấm theo giờ là gì?
Đường cấm theo giờ là loại đường không cho một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông ở những thời gian nhất định. Còn ngoài mốc thời gian này các phương tiện giao thông sẽ được lưu thông bình thường. Quy định đường cấm theo giờ với ý nghĩa nhằm hạn chế ùn tắc tại giờ cao điểm.
Thế nào là đi vào đường cấm?
Đường cấm được hiểu là loại đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông. Nếu đi vào đường cấm thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông muốn biết đường nào là đường cấm, cần quan sát các biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.
Biển báo đường cấm theo giờ như thế nào?
Theo Điều 27 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ, khi cần thiết cấm phương tiện theo giờ phải đặt biển phụ số S.508 dưới biển cấm, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh (nếu khu vực có nhiều người nước ngoài hoặc tuyến đường đối ngoại).
Biển hình chữ nhật, màu trắng viền đen, bên trong ghi rõ khung giờ bị cấm. Các quý độc giả có thể nhìn hình minh họa dưới đây để có hình dung rõ hơn:
Lỗi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tùy từng phương tiện bị cấm lưu thông theo giờ mà người vi phạm phải chịu các mức phạt khác nhau:
Stt | Phương tiện | Mức phạt | Căn cứ pháp lý |
1 | Ô tô | Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng Tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng | Điểm b khoản 4, điểm b khoản 11 Điều 5 |
2 | Xe máy | Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng Tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng | Điểm i khoản 3, điểm b khoản 10 Điều 6 |
3 | Xe máy chuyên dùng, máy kéo | Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng Tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng | Điểm b khoản 3, điểm a khoản 10 Điều 7 |
4 | Xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy | Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng | Điểm c khoản 3 Điều 8 |
Thủ tục xử phạt hành chính lỗi đi vào đường cấm theo giờ
Bước 1: Phát hiện hành vi
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.
Bước 2: Lập biên bản
Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính; trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức; cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên; thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.
Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc
Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.
Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm
Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.
Bước 5: Giải trình
Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính.
Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm
Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:
– Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lỗi đi vào đường cấm theo giờ phạt bao nhiêu tiền?” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; trích lục hộ tịch; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- CSGT được trang bị gì khi xử lý vi phạm giao thông?
- Vì sao pháp luật cấm kết hôn cận huyết theo quy định mới?
- Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
Câu hỏi thường gặp
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt trong một số trường hợp luật định.
Mức phạt tiền cụ thể được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó khi áp dụng hình phạt tiền thì mức tiền áp dụng thường là mức trung bình của khung hình phạt của hành vi vi phạm đó. Trong trường hợp có các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt có thể giảm đi hoặc tăng lên nhưng giảm không quá mức tối thiểu và không được vượt quá mức tối đa của khung hình phạt. Ở đây, ví dụ, bạn đi xe máy vào đường cấm theo giờ thì tiến phạt cụ thể thường là 500.000 đồng.
Ngoài hình thức phạt tiền, người điều khiển sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe với thời hạn là từ 02 cho đến 04 tháng.