Lỗi chuyển làn không sử dụng xi nhan là một vi phạm giao thông phổ biến và có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác trên đường. Ở Việt Nam, việc sử dụng xi nhan khi chuyển làn là một quy định pháp luật cần tuân thủ. Luật Giao thông đường bộ Việt Nam quy định rõ việc sử dụng xi nhan khi chuyển làn. Người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông không tuân thủ thực hiện sẽ bị xử phạt thật nghiêm. Mời bạn đọc cùng theo dõi thêm trong bài viết “Lỗi chuyển làn không xi nhan xe máy phạt bao nhiêu?” của Luật sư X
Trường hợp nào phải bật xi nhan?
Chuyển làn không sử dụng xi nhan có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm. Việc không báo hiệu cho các phương tiện khác biết ý định của bạn có thể làm tăng rủi ro va chạm, gây cản trở và gây khó khăn cho các tài xế khác trong quá trình di chuyển. Sử dụng đúng và đủ xi nhan khi chuyển làn là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Hành động này giúp người lái xe khác dễ dàng nhận biết ý định của bạn và thích nghi với tình huống trên đường, từ đó giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.
Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển xe ô tô, xe máy cần phải bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau đây:
- Khi xe chuyển làn đường: Người lái xe cần chú ý, việc chuyển làn chỉ được thực hiện tại những vị trí cho phép, phải có tín hiệu báo xin chuyển làn và phải đảm bảo toàn. Các dấu hiệu nhận biết vị trí cho phép chuyển làn gồm vạch kẻ đường, biển báo, tín hiệu của người điều khiển giao thông,…
- Khi xe muốn vượt lên trước: Trường hợp này, người lái xe cần bật xi nhan hoặc bấm còi. Quy tắc bật xi nhan trong trường hợp này cũng được quy định rõ tại điều 14, Luật giao thông đường bộ. Theo đó, người điều khiển xe chỉ bật xi nhan báo hiệu vượt khi không có xe đi ngược chiều, không có chướng ngại vật ở phía trước, xe chạy trước không có tín hiệu xin vượt và đã tránh về phía bên phải. Ngoài ra, người lái chỉ được vượt phía bên trái của xe trên đường, trừ trường hợp xe ưu tiên làm nhiệm vụ, xe điện chạy giữa đường, xe phía trước đang rẽ trái hoặc có tín hiệu rẽ trái.
- Khi xe muốn chuyển hướng di chuyển: Người điều khiển xe phải giảm tốc độ và bật xi nhan báo rẽ.
- Khi lùi xe: Người lái xe sẽ vi phạm lỗi không xi nhan nếu không bật đèn tín hiệu khi lùi xe. Trong trường hợp này, người điều khiển xe cần quan sát phía sau và bật đèn xi nhan báo hiệu lùi khi đảm bảo an toàn.
- Dừng hoặc đỗ xe trên đường bộ: Người điều khiển cần bật đèn báo hiệu phù hợp và dừng đỗ đúng nơi quy định.
- Khi xe di chuyển vào các đoạn đường đặc biệt để đảm bảo an toàn cho các phương tiện và người di chuyển trên đường. Cụ thể:
- Xe cần bật xi nhan trái khi vào vòng xuyến và xi nhan phải khi đi ra khỏi vòng xuyến.
- Xe lùi tại các đoạn đường cong như vào hẻm, ngõ bắt buộc phải bật xi nhan để người đi đường dễ nhận biết.
- Khi xe đi vào đường cong, không phải ngã rẽ hay chuyển hướng, chuyển làn, người điều khiển không bắt buộc phải bật đèn báo rẽ.
- Khi đi qua ngã ba chữ T, đèn xi nhan cần bật nếu xe rẽ hướng trái, phải.
- Khi xe đi qua ngã ba chữ Y, người lái xe cần bật xi nhan nếu có biển báo rẽ.
Lỗi chuyển làn không xi nhan xe máy phạt bao nhiêu?
Để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định pháp luật, người điều khiển phương tiện cần nhớ sử dụng xi nhan khi chuyển làn hoặc thay đổi hướng đi trên đường. Điều này góp phần vào việc xây dựng một môi trường giao thông an toàn và hạn chế nguy cơ tai nạn. Theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, vi phạm không sử dụng xi nhan khi chuyển làn có thể bị xử phạt tiền. Mức phạt cụ thể sẽ được quy định trong bảng mức phạt vi phạm giao thông đường bộ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Lỗi không xi nhan phạt bao nhiêu được quy định rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Tùy từng loại phương tiện tham gia giao thông, mức phạt lỗi không bật xi nhan sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với xe máy, lỗi phạt khi không bật xi nhan được quy định tại điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Trường hợp xe chuyển làn nhưng không bật xi nhan báo trước: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
- Trường hợp xe chuyển hướng nhưng không có xi nhan báo rẽ: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trừ trường hợp xe đi vào đoạn đường cong không giao nhau).
Người điều khiển không bị tước giấy phép lái xe khi không bật xi nhan nhưng sẽ có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe.
Lỗi chuyển làn không xi nhan đối với các phương tiện khác phạt bao nhiêu?
Việc nắm rõ các trường hợp cần bật xi nhan khi điều khiển xe là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ quy định pháp luật. Nếu khi tham gia giao thông không sử dụng xi nhan khi chuyển hướng hoặc chuyển làn là một vi phạm giao thông và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mức phạt cụ thể và các biện pháp xử lý khác có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và quy định của cơ quan chức năng.
Mời bạn xem thêm về: Vi phạm hình sự về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Lỗi không xi nhan ô tô
Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt ô tô không bật xi nhan trong từng trường hợp như sau:
- Trường hợp dừng đỗ xe không bật xi nhan báo trước: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.
- Trường hợp chuyển làn đường không có tín hiệu xi nhan báo trước: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
- Trường hợp xe chuyển hướng nhưng không bật xi nhan báo rẽ: Phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
- Trường hợp lùi xe không có xi nhan báo hiệu: Phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
- Trường hợp xe ô tô không bật xi nhan báo hiệu khi chuyển làn trên đường cao tốc: Phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng và tước bằng lái xe từ 1 – 3 tháng.
- Trường hợp xe không bật xi nhan báo hiệu khi vượt: phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.
Lỗi không xi nhan máy kéo, xe máy chuyên dùng
Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo, mức phạt khi không bật xi nhan cụ thể như sau:
- Trường hợp lùi xe không có tín hiệu xi nhan báo trước: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
- Trường hợp dừng/đỗ xe không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
- Trường hợp xe chuyển làn trên đường cao tốc mà không bật xi nhan báo hiệu: Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng. Đồng thời, người điều khiển xe sẽ bị tước bằng lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 đến 3 tháng.
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
- Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án tiền sự
- Đất không tiếp giáp đường có lên thổ cư được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lỗi chuyển làn không xi nhan xe máy phạt bao nhiêu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo nghị định Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu vi phạm lỗi không bật xi nhan, tùy từng trường hợp, người điều khiển có thể đối mặt với việc bị tước giấy phép lái xe. Cụ thể:
Đối với xe máy: Người điều khiển xe không bị tước bằng lái xe nhưng có thể bị tạm giữ giấy tờ. Sau khi nộp phạt, giấy tờ xe sẽ được trả lại cho người lái.
Đối với xe ô tô, người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng bằng lái xe trong các trường hợp sau đây:
Xe bị lỗi không xi nhan khi vượt hoặc khi chuyển làn trên đường cao tốc: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng tháng.
Xe không có tín hiệu báo trước khi dừng/đỗ hoặc khi chuyển làn trên đường cao tốc và gây tai nạn: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Bật đèn xi nhan chậm được xác định khi xe bật xi nhan sau khi đã chuyển hướng, chuyển làn. Trong trường hợp này, mức phạt được quy định tại Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP. Theo đó:
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại loãie tương tự như xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
Đối với người điều khiển xe ô tô: phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.