Cơ quan hành chính nhà nước là những cơ quan nhà nước quản lý chung, có nhiệm vụ thực hiện pháp luật, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước theo quy định của pháp luật. Nếu như một đất nước muốn có được một nền cơ quan hành chính chuyên nghiệp thì phải thực hiện việc cắt giảm bớt biên chế trong bộ máy cơ quan nhà nước. Việc loại bỏ những đối tượng không có năng lực hay năng lực không phù hợp với công việc là điều cần thiết trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Tinh giản biên chế cũng là một chính sách mạnh mẽ của Nhà nước nhằm mục đích đưa những người dư thừa, không đáp ứng được các yêu cầu của công việc ra khỏi biên chế. Vậy lộ trình tinh giản biên chế như thế nào? Tinh giản biên chế công chức qua những con số ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng quý bạn đọc sẽ biết thêm được nhiều thông tin và kiến thức hữu ích qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 108/2014/NĐ-CP
Biên chế là gì?
Mặc dù biên chế là từ được khá nhiều người dùng cũng như xuất hiện khá nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức nhưng tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức hay trong các văn bản về tinh giản biên chế… không hề có định nghĩa cụ thể biên chế là gì.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
1. “Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu các đối tượng hiện nay áp dụng biên chế gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Tinh giản biên chế là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
…
2. “Tinh giản biên chế” trong Nghị định, này được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Theo đó, tinh giản biên chế là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua công tác đánh giá, xếp loại, đưa ra khỏi chế độ biên chế với đối tượng do dôi dư, hạn chế năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao, không thể bố trí sắp xếp được công việc khác.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tinh giản biên chế như sau
– Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
– Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
– Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
– Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
– Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
Lộ trình tinh giản biên chế
Tháng 4/2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 39/NQ-TW về tinh giản biên chế, đặt ra lộ trình tinh giản biên chế cụ thể đến năm 2021 như sau:
– Tỷ lệ tinh giản biên chế tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức, chính trị – xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ; thay thế nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.
– Chỉ tuyển dụng mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã tinh giản biên chế; không quá 50% số biên chế đã được giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
Tinh giảm biên chế giai đoạn 2021-2026
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Giai đoạn 2021-2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị chưa thực hiện giảm đủ 10% biên chế giai đoạn 2016-2021 thì phải đồng thời vừa thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026, vừa phải tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021. Những nơi thực hiện vượt chỉ tiêu giai đoạn 2016-2021 thì phần vượt được tính vào kết quả thực hiện giai đoạn 2022-2026.
Trước mắt giữ ổn định số lượng biên chế công đoàn địa phương đã giao vượt so với biên chế được giao. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp uỷ, tổ chức đảng liên quan tiến hành kiểm tra, tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình quản lý và giao biên chế công đoàn làm cơ sở tham mưu, hướng dẫn việc giao biên chế đối với cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện. Sau khi có hướng dẫn giao biên chế đối với cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh, cấp huyện thì ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ thực hiện giao biên chế công đoàn theo quy định trong tổng số biên chế được giao.
Theo Kết luận của Bộ Chính trị, biên chế được giao giai đoạn 2022-2026 không bao gồm lao động hợp đồng. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao động và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo quy định từ ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Bộ Chính trị uỷ quyền cho Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định sử dụng biên chế dự phòng khi cần thiết (biên chế dự phòng khoảng 0,5% tổng biên chế). Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân Tối cao, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ban Cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước quản lý biên chế các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền.
Các cơ quan, tổ chức được giao thẩm quyền quản lý biên chế chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai chủ trương, quyết định của Bộ Chính trị và thực hiện thẩm quyền giao, quản lý biên chế theo quy định; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý, sử dụng biên chế của các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị thuộc thẩm quyền.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng biên chế ở địa phương, cơ quan, đơn vị; trực tiếp quản lý biên chế được giao, lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai giao biên chế cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trực thuộc bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với chủ trương, quy định của Đảng về quản lý biên chế.
Ban Tổ chức Trung ương hoàn thành danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị; giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác quản lý biên chế; định kỳ hoặc khi cần thiết báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo.
Tinh giản biên chế công chức qua những con số
Năm 2015: Tổng biên chế công chức giảm 4.659 người
Tổng biên chế công chức năm 2015 là 277.055 người, giảm hơn 4.600 người so với năm 2014.
Đây cũng là năm Nghị định 108/2014/NĐ-CP có hiệu lực, quy định cụ thể về các trường hợp tinh giản biên chế, cũng như các chính sách với người bị tinh giản biên chế.
Năm 2016: Tổng biên chế công chức giảm 4.139 người
Tổng biên chế công chức năm này là 272.916 người, giảm 4.139 người so với năm 2015.
Trong năm này, đa số các bộ, ngành, địa phương chưa phê duyệt kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021 và đề xuất tinh giản biên chế chưa theo lộ trình.
Năm 2017: Tổng biên chế công chức giảm 3.832 người
Năm này, số lượng tổng biên chế công chức được phê duyệt 269.084, chỉ giảm 3.832 so với năm 2016.
Năm 2018: Tổng biên chế công chức công chức giảm 4068 người
Tổng biên chế công chức năm 2018 là 265.106 người, giảm khoảng 4068 người so với năm trước đó.
Trước đó, tại Nghị quyết 01/NQ-CP về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2018, Chính phủ đặt chỉ tiêu trong năm 2018 giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách.
Năm 2019: Tổng biên chế công chức giảm 5.508 người
Năm nay, biên chế công chức giảm mạnh hơn so với những năm trước đó, với 259.598 người; so với năm 2018 giảm khoảng 5.508 người, tương ứng khoảng 2%.
Như vậy, có thể thấy, lộ trình tinh giản biên chế đang đi theo đúng như kế hoạch và định hướng của Bộ Chính trị và Chính phủ. Mục tiêu đến năm 2021, tinh giản tối thiểu 10% biên chế có thể đạt được.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chế độ tinh giản biên chế mới nhất
- Nghị định 143 về tinh giản biên chế mới nhất
- Chế độ tinh giản biên chế mới nhất
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Lộ trình tinh giản biên chế” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về ly hôn với người nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự; Do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
– Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ với vị trí việc làm đang đảm nhiệm mà không có vị trí khác phù hợp;
– Tại thời điểm tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức không đạt được yêu cầu về phân loại, đánh giá mà không thể bố trí việc làm khác phù hợp…
– Cán bộ, công chức lãnh đạo thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
– Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương…
Có 03 trường hợp ngoại lệ sau:
– Người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu đang trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật, công chức sẽ không thuộc trường hợp bị tinh giản biên chế dù có thuộc một trong 07 trường hợp nêu trên.
Thôi việc ngay
Trong trường hợp này, người thuộc đối tượng tinh giản biên chế sẽ được hưởng các khoản trợ cấp như:
– 03 tháng tiền lương hiện hưởng để đi tìm việc làm;
– 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
Khoản trợ cấp này áp dụng với nam dưới 53 tuổi và nữ dưới 48 tuổi hoặc nam dưới 58 tuổi và nữ dưới 53 tuổi không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi.
Thôi việc sau khi học nghề
Khi những người có tuổi dưới 45 tuổi, đang đảm nhận công việc không phù hợp với trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới.
Khi đó, những đối tượng này được hưởng các chế độ:
– Hưởng nguyên lương của tháng hiện hưởng và được đóng BHXH, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề. Nhưng lưu ý rằng thời gian hưởng này tối đa là 06 tháng;
– Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
– Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
– Trợ cấp ½ tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH;
Đặc biệt: Trong thời gian đi học nghề được tính là thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.