Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia vào các quan hệ lao động. Bảo hiểm xã hội không còn xa lạ đối với người dân, đặc biệt là những người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết đúng và đầy đủ những quy định của nó. Bảo hiểm xã hội là một trụ cột trong các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện những chế độ về bảo hiểm xã hội được theo đúng quy định của hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo quy định của pháp luật, khi người lao động sau khi nghỉ việc thì được phép lấy sổ bảo hiểm xã hội. Lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc như thế nào? Tại sao người lao động phải lấy sổ bảo hiểm sau khi kết thúc hợp đồng lao động? Lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc cần những giấy tờ gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cũng như làm cơ sở để giải quyết các chế độ này. Sổ bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp và quản lý. Bao gồm hai bộ phận chính là Bìa sổ bảo hiểm và tờ rời ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Phân loại BHXH
Có 2 loại bảo hiểm xã hội là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
- BHXH do Nhà nước tổ chức và bắt buộc cả người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- BHXH tự nguyện do Nhà nước tổ chức nhưng không có tính bắt buộc. Người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với khả năng của bản thân.
Ngoài ra, hai loại BHXH này còn khác nhau về chế độ, đối tượng tham gia, mức đóng, mức hỗ trợ của Nhà nước…
Quyền lợi của của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
- Được hưởng các chế độ theo luật BHXH
- Được cấp sổ BHXH riêng và tự quản lý (khoản 3, Điều 19,Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)
- Nhận lương hưu và đầy đủ trợ cấp thông qua 3 hình thức: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH; nhận thông qua tài khoản ngân hàng; nhận thông qua tổ chức nơi đang làm việc.
- Được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động xã hội.
- Uỷ quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác
- Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện nếu có bất kỳ vi phạm nào từ phía cơ quan BHXH theo đúng quy định của pháp luật.
Tại sao người lao động phải lấy sổ bảo hiểm sau khi kết thúc HĐLĐ?
Theo quy định hiện hành, mỗi cá nngười lao động cần nhận lại sổ bảo hiểm xã hội từ đơn vị sử dụng lao động. người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ cho người lao động. Trong trường hợp mất sổ, người lao động sẽ phải đăng ký để làm lại sổ mới.
Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, người lao động cần lấy sổ bảo hiểm của mình vì:
– Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ dùng để theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Từ đó làm căn cứ giúp người lao động hưởng các chế độ, quyền lợi bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm cũng được làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
– Sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu quan trọng, cần có trong một số loại hồ sơ, giấy tờ, thủ tục hành chính.
– Trong quá trình đợi giải quyết chốt sổ hồ sơ, người sử dụng lao động phải thanh toán hết số tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu không, quy trình sẽ dừng lại. bảo hiểm xã hội sẽ mặc định người lao động còn tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty và số tiền đóng bảo hiểm xã hội vẫn được cập nhật bình thường. Khi hoàn thành hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự trừ lại số tiền phải đóng
– Nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho người lao động thì người sử dụng lao động chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội
– Khi người lao động thôi việc tại công ty thì trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội (chậm nhất là 30 ngày). Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của bảo hiểm xã hội
Có rất nhiều lý do phải lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc gồm có:
+ Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ thủ tục hành chính.
Như vậy căn cứ theo những lí do chúng tôi đưa ra thì bạn cần lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc tại công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho mình về những ưu đãi mà nhà nước đã đề ra thông qua bảo hiểm xã hội giúp cho người lao động có thêm những quyền được trợ giúp về kinh tế sau khi nghỉ việc tại cơ quan hay doanh nghiệp nào đó và để thuận tiện sau khi đến công ty mới làm việc giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc cần những giấy tờ gì?
Hồ sơ hưởng trợ cấp bao gồm:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chính/bản sao có chứng thực/bản sao kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
– Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp. (Trừ các trường hợp: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, chết…)
Như chúng ta đã thấy thì sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu không có sổ bảo hiểm xã hội, dù người lao động đủ các điều kiện khác thì cũng sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp do hồ sơ không hợp lệ.
Lưu ý đối với các trường hợp chưa hưởng ngay thì số tiền trợ cấp thất nghiệp này sẽ không mất đi mà thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện. Về bảo hiểm xã hội một lần:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13, nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt, người lao động sau 1 năm kể từ khi nghỉ việc sẽ được lấy bảo hiểm xã hội 1 lần.
Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 đã hướng dẫn cụ thể hồ sơ đề nghị nhận bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp này gồm:
– Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.
– Bản chính Đơn đề nghị.
Theo đó, có thể nhận thấy, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần cũng buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội. Nếu không có sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ sẽ bị thông báo là không hợp lệ. Chính vì vậy, nếu muốn nhận số tiền này, người lao động bắt buộc phải trở lại công ty cũ để lấy sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nếu chưa rút bảo hiểm xã hội một lần ngay, người lao động không bị mất đi quyền lợi. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục được bảo lưu đến khi có đủ hồ sơ để thực hiện rút một lần.
Lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.”
Như vậy, tùy vào việc đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động hay không người lao động sẽ thực hiện các lấy sổ BHXH khi nghỉ việc như sau:
Đối với các trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động, người lao động lưu ý thủ tục lấy sổ bảo hiểm như sau:
Bước 1: Người lao động yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội
Tại bước đầu tiên này thì thường trước khi nghỉ việc, người lao động cần yêu cầu đơn vị sử dụng lao động hoàn thành các khoản đóng còn thiếu và chuẩn bị thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nên báo cho đơn vị sử dụng lao động trước 1 tháng tính từ thời điểm người lao động nghỉ việc.
Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội
Theo quy định mà pháp luật đề ra thì khi người lao động thôi việc thì trong vòng 7 ngày, đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội (chậm nhất là 30 ngày). Theo đó các đơn vị sử dụng lao động lưu ý các quy định trước khi báo giảm lao động và chốt sổ cho người lao động như sau:
+ Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của bảo hiểm xã hội.
+ Đầu tiên đối với trường hợp nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho người lao động, đơn vị chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đó.
Bước 3: Nhận lại sổ bảo hiểm xã hội tại đơn vị cũ
Bước cuối cùng, sau khi đã hoan tất các thủ tục tại bước 1,2 như trên thì người lao động đến đơn vị/ doanh nghiệp cũ để nhận sổ bảo hiểm xã hội. Thời gian nhận sổ được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trước. Theo đó khi được hẹn trả sổ bảo hiểm xã hội người lao động lưu ý nên đến lấy sổ đúng hẹn, không nên để lâu. Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ, tài liệu quan trọng để người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị làm việc mới hoặc làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp kịp thời…
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; và bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Đối với trường hợp tính bảo hiểm xã hội một lần mà có tháng lẻ, thì những tháng lẻ đóng bảo hiểm xã hội từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng, được tính là 1 năm.
Trong trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH 2014, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có yêu cầu thì được hưởng BHXH 01 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc cán bộ, công chức nữ cấp xã hoặc lao động nữ là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn nghỉ việc mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
– Ra nước ngoài định cư;
– Người đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV…
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn… phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Ngoài những trường hợp nêu trên, khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP còn bổ sung thêm 01 trường hợp người lao động sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH có yêu cầu thì được hưởng BHXH 01 lần.
Để quy định cụ thể hơn, khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 nêu rõ, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH 01 lần.
Căn cứ quy định trên có thể thấy, sau khi nghỉ việc 01 năm mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu thì được hưởng BHXH 01 lần. Nếu thuộc các trường hợp còn lại thì người lao động sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần mà không cần đợi đủ 01 năm tính từ ngày nghỉ việc.
Theo khoản 4 Điều 110 Luật BHXH 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ với người hưởng BHXH 01 lần, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Do đó, khi người lao động nộp đủ hồ sơ thì cơ quan bảo hiểm phải giải quyết và chi trả tiền bảo hiểm một lần trong thời hạn 10 ngày. Trong đó, hồ sơ để giải quyết BHXH 01 lần được nêu tại Điều 109 Luật BHXH gồm:
– Sổ BHXH;
– Đơn đề nghị hưởng BHXH 01 lần của người lao động.
Riêng người ra nước ngoài định cư thì phải nộp thêm: Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng Hộ chiếu do nước ngoài cấp, thị thực có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài hoặc bản sao giấy xác nhận về việc thôi quốc tịch Việt Nam…
Đối với người đang mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng phải có thêm trích sao hồ sơ bệnh án…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH, người có nhu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận/huyện hoặc cơ quan BHXH tỉnh (trong trường hợp BHXH được phân cấp giải quyết hưởng BHXH 01 lần) tại nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).