Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Lâm Đức, tôi hiện đang là một nhiếp ảnh gia đường phố tự do. Vừa rồi trong một lần vào Sài Gòn chơi tôi có chụp ảnh đường phố con người ở đây, bỗng có một bức ảnh chụp cô bán hàng rong trở nên viral nổi tiếng. Tôi đã được các trang báo, các trang thông tin đăng tải lại và được trả tiền cho. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tôi gặp phải trường hợp như vậy nên tôi có chút băn khoăn là liệu mình lấy hình ảnh của người khác không xin phép thì có bị xử phạt hay không, mức xử phạt ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp vấn đề lấy hình ảnh của người khác không xin phép bị xử phạt ra sao không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Lấy hình ảnh của người khác không xin phép bị xử phạt ra sao?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Cá nhân có những quyền gì đối với hình ảnh chính bản thân?
Tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Lấy hình ảnh của người khác không xin phép bị xử phạt ra sao?
Xử phạt hành chính về hành vi lấy hình ảnh của người khác
Theo quy định tại Điều 99. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định:
‘”3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;”
Như vậy nên có thể dựa vào quy định này thấy rõ pháp luật đã quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi lấy, sử dụng hình ảnh của người khác khi không được cho phép nếu không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt hành chính trong khoảng từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng, trường hợp không có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt là mức trung bình của khung hình phạt là 15.000.000 đồng. Bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật và cả phương tiện vi phạm hành chính, tang vật ở đây có thể là các trang thiết bị điện tử sử dụng để đăng tải các hình ảnh không đúng thông tin sự thật thay các thông tin gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm của người khác. Cũng theo đó nên người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật đã đăng tải theo quy định.
Xử phạt hình sự về hành vi lấy hình ảnh của người khác
Căn cứ theo quy định của pháp luật trường hợp có hành vi đăng những hình ảnh người khác không xin phép gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự cụ thể trong trường hợp mà hành vi đăng hình ảnh của người khác mà không xin phép và xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trường hợp hành vi phạm tội có các tình tiết tăng nặng như: phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên, lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%….thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên có thể thấy việc hành vi lấy, sử dụng hình ảnh của người khác nếu gây ra hậu quả không đáng kể, ít nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự với hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo quy định như trên.
Quy định về việc sử dụng hình ảnh người khác để quảng cáo như thế nào?
Tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Do đó, việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác phải được người đó đồng ý. Đồng ý ở đây được hiểu là có sự đồng ý của cả hai bên; là thỏa thuận và được dùng đúng mục đích giữa người sử dụng hình ảnh của cá nhân với cá nhân có hình ảnh đó.
Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định. Hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.
Trường hợp việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này; sử dụng trái phép hình ảnh để quảng cáo. Dù gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên. Thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại; áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Trong một số trường hợp quyền của cá nhân đối với hình ảnh có thể bị hạn chế. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh; hoặc người đại diện theo pháp luật. Cụ thể:
– Được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
– Được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo; hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác.
Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc khi sử dụng hình ảnh đó là không làm tổn hại đến danh dự; nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Lấy hình ảnh của người khác không xin phép bị xử phạt ra sao?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Xây nhà ở nông thôn có phải xin phép không?
- Nhà cấp 4 làm thêm gác có phải xin phép không?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm có cần xin phép cơ quan nhà nước?
Câu hỏi thường gặp
Nếu thấy việc cá nhân, tổ chức sử dụng hình ảnh mà làm ảnh hưởng đến mình thì người bị sử dụng hình ảnh có ba cách để giải quyết.
Thứ nhất là gửi đơn hoặc có yêu cầu trực tiếp đến cá nhân hoặc tổ chức sử dụng hình ảnh của mình buộc gỡ bỏ những hình ảnh xuống.
Thứ hai, gửi đơn đến cơ quan Sở TT&TT nơi cá nhân, tổ chức đó cư trú hoặc có trụ sở.
Thứ ba, gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết.
Với các cơ quan báo chí đăng ảnh cá nhân mà không xin phép thì Sở TT&TT chỉ có thể kiểm tra, xử phạt tờ báo đó khi có yêu cầu của cá nhân đó. Sở chỉ chủ động nếu cơ quan báo chí đăng hình ảnh, thông tin liên quan đến cá nhân mà có vi phạm thuần phong mỹ tục, lúc đó sẽ xem xét xử phạt theo một quy định khác.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ hoạt động trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Lưu ý: Các trường hợp trên, người sử dụng đất phải tiến hành thủ tục đăng ký biến động.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 đối với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn thì được miễn xin giấy phép xây dựng dù xây mới hay sửa chữa, cải tạo. Nếu nhà bạn ở đô thị thì khi sửa, cải tạo nhà ở bạn phải xin giấy phép xây dựng và cụ thể là xin giấy phép sửa chữa, cải tạo trừ trường nhà bạn sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
Vậy khi lắp vách kính, chủ nhà cần xem xét khu vực sinh sống là nông thôn hay đô thị và việc sửa chữa có làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình hay không.
Nếu có ảnh hưởng và làm thay đổi thì chủ nhà phải xin giấy phép xây dưng đó là giấy phép sửa chữa, cải tạo được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.