Xin chào Luật sư X, tôi có thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội, mong được Luật sư giải đáp, tôi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 2 năm. Thời gian gần đây tôi mới nghỉ việc, tôi đang có ý định lấy bảo hiểm thất nghiệp. Tôi đang băn khoăn rằng khi lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013, bao gồm:
– Trợ cấp thất nghiệp.
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Hỗ trợ học nghề.
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
* Đối với người lao động:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Người lao động theo quy định trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
* Đối với người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 45 Luật Việc làm 2013, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013.
– Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không?
Theo quy đinh tại khoản 2, Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 về bảo hiểm thất nghiệp như sau: Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do: Tìm được việc làm; Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Bị tòa án tuyên bố mất tích; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Thứ nhất, về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Thứ hai, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thứ ba, về thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định
Ngoài ra, Điều 51 Luật Việc làm quy định về chế độ bảo hiểm y tế khi hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 2 năm, bạn sẽ được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 3 tháng trên số thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng chế độ về bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Số thời gian đã tính hưởng trợ cấp thất nghiệp này sẽ không được tính cho lần sau.
Như vậy, trong trường hợp của bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 2 năm khi chị lấy bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Vì sao lấy bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội?
Thứ nhất, về quỹ chi trả đối với 2 chế độ là khác nhau
Đối với tiền bảo hiểm thất nghiệp thì bạn sẽ được quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước nhằm thực hiện mục đích của bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ được hình thành chủ yếu từ ba nguồn: Người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước hỗ trợ. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có vai trò để chi trả những khoản chi sau: Chi trả trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp; Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
Còn đối với tiền bảo hiểm xã hội sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Theo khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Cũng tại Khoản 4 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. Quỹ được sử dụng đúng mục đích, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần. Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội gồm có: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất.
Thứ hai, về văn bản pháp luật điều chỉnh 2 chế độ là khác nhau.
Đối với bảo hiểm thất nghiệp được điều chỉnh chi tiết bởi Luật Việc Làm 2014 và Nghị định 28/2015 NĐ-CP còn bảo hiểm xã hội được quy định chi tiết tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 và nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Như vậy, việc lấy bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội do quỹ chi trả đối với 2 chế độ là khác nhau và được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau. Theo đó bạn lấy bảo hiểm thất nghiệp với thời gian 2 năm tham gia đóng cũng không ảnh hưởng đến thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Mời bạn xem thêm
- Thuế cấp sổ đỏ lần đầu được quy định như thế nào?
- Các chi phí cấp sổ đỏ lần đầu năm 2022 gồm những gì?
- Cấp sổ đỏ lần đầu mất bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Năm 2022, khi lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH ko″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh hay cách soạn thảo mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Tức là, một người lao động tham gia bảo hiểm, đóng phí đầy đủ và đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian hưởng trợ cấp tối đa cũng chỉ được 12 tháng.
* Từ ngày 01/7/2022 – 30/9/2022:
– Người sử dụng lao động đóng 0%.
– Người lao động đóng 1%.
Lưu ý: Đối tượng được giảm 1% mức đóng BHTN (từ 01/10/2021 – 30/9/2022) là người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm đang tham gia BHTN trước ngày 01/10/2021.
* Từ ngày 01/10/2022:
– Người sử dụng lao động đóng 1%.
– Người lao động đóng 1%.
Cụ thể tại khoản 3 Điều 57 Luật Việc làm 2013, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng vào các mục đích như sau:
– Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
– Hỗ trợ học nghề;
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
– Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014;
– Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.