Chào Luật sư! Tôi là người dân tỉnh Nghệ An. Gần đây, ở Nghệ An xôn xao vụ cán bộ lãnh đạo xã đưa khống diện tích; kết quả và số hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai vào hồ sơ đề nghị hỗ trợ; gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 722 triệu đồng. Vậy hành vi lập khống hồ sơ trục lợi tiền hỗ trợ thiên tai bị xử lý như thế nào? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Luật sư tư vấn
Tóm tắt vụ việc:
Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai; hạn hán của Nhà nước, giai đoạn 2013-2018, Nguyễn Văn Hồng đã tham mưu; đề xuất và được Lưu Quang Thượng; Trần Công Oanh chỉ đạo lập khống hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhằm mục đích rút tiền ngân sách Nhà nước.
Bằng cách đưa khống diện tích thiệt hại, kết quả thiệt hại và số hộ dân bị thiệt hại vào hồ sơ; số cán bộ trên đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 722 triệu đồng.
Cơ quan điều tra xác định, Nguyễn Văn Hồng trực tiếp lập khống hồ sơ đề nghị hỗ trợ các năm 2013; 2014; 2015, 2016 và 2017 để lấy của ngân sách Nhà nước hơn 722 triệu đồng; Trần Công Oanh chỉ đạo việc lập khống hồ sơ năm 2015; 2016; 2017 để lấy hơn 331 triệu đồng; Lưu Quang Thượng chỉ đạo việc lập khống hồ sơ năm 2013 đề nghị hỗ trợ để lấy hơn 180 triệu đồng.
Lập khống hồ sơ trục lợi tiền hỗ trợ phạm tội gì?
Hành vi lập khống hồ sơ nhằm trục lợi xuất phát từ mục đích muốn chiếm đoạt tài sản của mình thông qua việc thi hành công vụ.
Hành vi này có thể bị khép vào tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 357 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Các yếu tố cấu thành tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều 277 BLHS. Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.
Khách thể
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan; tổ chức xã hội; đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Trước hết, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, phải là người có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình. Người có chức vụ; quyền hạn, lạm dụng chức vụ; quyền hạn phải chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội phạm này.
Nếu không có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, mà chỉ gây thiệt hại đến lợi ích của người khác thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo Điều 357 Bộ luật Hình sự; tội nhận hối lộ theo điểm b khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự hoặc tội tha trái pháp luật người bị bắt; người đang bị tạm giữ; tạm giam; người đang chấp hành án phạt tù theo Điều 378 Bộ luật Hình sự .v.v…
Cũng như hành vi chiếm đoạt trong các tội có tính chất chiếm đoạt khác, hành vi chiếm đoạt trong tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi chuyển dịch trái phép tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp thành của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm.
Hành vi chiếm đoạt tài sản vừa là hệ quả vừa là mục đích của hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Mối quan hệ giữa hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn với hành vi chiếm đoạt là mối quan hệ nhân quả, trong đó hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn là nguyên nhân còn hành vi chiếm đoạt là hậu quả.
Hậu quả
Hậu quả: Hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, thiệt hại trước hết là thiệt hại về tài sản; ngoài ra còn có những thiệt hại khác phi vật chất.
Hậu quả của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, xét về phương diện các yếu tố cấu thành tội phạm thì không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.
Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác, nhà làm luật quy định chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự; còn nếu chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải có thêm những điều kiện như: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục 1 chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác. Người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý (cố ý trực tiếp). Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác nào được thực hiện do cố ý gián tiếp; vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được, thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
Lập khống hồ sơ trục lợi tiền hỗ trợ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 357 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: Lập khống hồ sơ trục lợi tiền hỗ trợ có đầy đủ yếu tố cấu thành tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Do đó, khung hình phạt đối với tội này sẽ như sau:
Khung 1
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; cá nhân; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Khung 3
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Giải quyết vấn đề
Hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị xử phạt hành chính; xử phạt bổ sung.
Có thể bạn quan tâm
- Tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?
- Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch bị xử lý thế nào?
- Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Lập khống hồ sơ trục lợi tiền hỗ trợ bị xử lý như thế nào? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư X 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Pháp luật về hình sự hiện nay chưa có định nghĩa thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; mà mới chỉ liệt kê các hành vi thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a; b khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên xong ta có thể hiểu như sau:
“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay; mượn; thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”
Hành vi cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo quy định tại Điều 585 BLDS
Bồi thường thiệt hại về tính mạng bao gồm:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khoẻ
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Chi phí mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần