Xin chào Luật sư X. Tôi là người lao động đang trong thời gian thử việc tại một công ty. Sau một thời gian làm việc tôi nhận thấy mình không phù hợp với môi trường làm việc ở công ty này. Hiện tôi muốn xin nghỉ ngang. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Lao động thử việc nghỉ việc có cần báo trước hay không? Nếu có thì phải báo trước bao nhiêu ngày? Tôi xin chân thanh cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là Lao động thử việc nghỉ việc có cần báo trước hay không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Lao động thử việc nghỉ việc có cần báo trước hay không?
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019; có quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, theo quy định như trên, nếu đang trong thời gian thử việc mà người lao động muốn nghỉ ngang thì không cần báo trước cho người sử dụng lao động. Đồng thời người lao động thử việc cũng không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu 2 bên đã thỏa thuận; và người lao động hoàn toàn không phải chịu xử phạt lao động.
Nếu công ty không thanh toán lương vì người lao động thử việc không báo trước; đây không phù hợp với quy định của pháp luật.
Tiền lương trong thời gian thử việc được quy định như thế nào?
Theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019; thì tiền lương trong thời gian thử việc được quy định như sau:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận; nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận; nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Cần căn cứ mức lương theo thỏa thuận khi ký hợp đồng lao động để xác định tiền lương trong thời gian nghỉ việc. Nếu trường hợp khi người lao động nghỉ việc; thì công ty phải có trách nhiệm chi trả tiền lương tương ứng với số ngày đã làm việc.
Thời gian thử việc đối với nhân viên nghiệp vụ là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019; quy định về thời gian thử việc như sau:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo đó, đối với công việc là nhân viên nghiệp vụ; thời gian thử việc tối đa là không quá 30 ngày.
Không trả lương cho người lao động khi thử việc công ty bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP; thì người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động theo thỏa thuận bị xử phạt như sau:
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
- Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật;
- Hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;
- Ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa; sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động; hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định;
- Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm; hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm;
- Không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật;
- Không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động
Theo một trong các mức sau đây:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP; thì người sử dụng lao động bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
– Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định này).
Như vậy, hành vi không trả lương cho người lao động thì bên cạnh việc phạt tiền thì người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Lao động thử việc nghỉ việc có cần báo trước hay không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thử việc là một quá trình để đi đến thống nhất ký hợp đồng lao động, thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về hủy bỏ thỏa thuận thử việc như sau: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về vấn đề thử việc, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Khoản 1, khoản 4 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định có thể thỏa thuận thử việc bằng 2 hình thức:
– Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động;
– Giao kết hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.