Vào những dịp lễ, Tết người lao động rất quan tâm đến những vấn đề như ngày nghỉ, thưởng, tính lương tháng, lương làm thêm như thế nào… Có rất nhiều người lao động hiện nay còn chưa nắm rõ các quy định về lương thưởng những ngãy lễ, Tết. Người lao động cần phải nắm được các quy định này để đảm bảo lợi ích và quyền lợi của bản thân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nắm rõ quy định về lương, thưởng ngày lễ tết để có thể tính lương, thưởng cho người lao động một cách chính xác nhất. Vậy, Làm việc ngày lễ tết tính lương như thế nào theo quy định hiện hành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Khi nào người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm việc vào ngày lễ tết?
Căn cứ Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:
“Điều 107. Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Do đó, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm việc vào ngày lễ, Tết nếu được người lao động đồng ý và bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng và bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
Làm việc ngày lễ tết tính lương như thế nào?
Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày nghỉ lễ, Tết thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Cụ thể, tạiĐiều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.“
Tiền lương làm thêm giờ được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
– Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Như vậy, nếu tính cả lương ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động đi làm ngày lễ, Tết được trả lương như sau:
– Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
– Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Đi làm ngày nghỉ bù dịp lễ Tết người lao động được trả lương ra sao?
Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ trong ngày nghỉ bù như sau:
3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù dịp lễ sẽ được trả lương làm thêm giờ như trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, tiền lương mà người lao động được nhận khi đi làm vào ngày nghỉ bù sẽ được tính như sau:
– Tiền lương làm thêm ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
– Tiền lương làm thêm ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Ép nhân viên đi làm ngày lễ Tết thì doanh nghiệp bị phạt thế nào?
Việc đi làm vào ngày lễ, Tết được xác định là làm thêm giờ nên theo điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động, do đó khi doanh nghiệp sử dụng người lao động làm thêm giờ thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người đó.
Trường hợp doanh nghiệp gây sức ép, buộc người lao động phải đi làm dịp Tết, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 18 Nghị định Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động như sau:
“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.“
Như vậy, người sử dụng lao động Ép nhân viên đi làm ngày lễ, Tết là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng. Trong khi đó, người vi phạm là tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi từ 40 – 50 triệu đồng (khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật lao động Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm việc ngày lễ, tết tính lương như thế nào theo quy định 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo đơn xin trích lục hồ sơ nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nghỉ lễ có được tính lương không?
- Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13 không?
- Cách tính lương tháng 13 theo quy định nhà nước năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Trước đây, khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có quy định về trường hợp người lao động được nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Tuy nhiên Nghị định 45/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực và cũng không có quy định nào thay thế.
Hiện nay Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn chỉ ghi nhận trường hợp duy nhất được nghỉ bù dịp Tết là khi trùng ngày nghỉ lễ hằng tuần tại khoản 3 Điều 111 quy định như sau:
“3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.“
Theo đó, nếu ngày Tết Nguyên đán trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp.
Ngoài ra không còn quy định nào khác đề cập đến việc nghỉ bù dành cho người lao động đi làm vào ngày Tết. Do đó, khi đi làm dịp Tết, người lao động chỉ được tính lương làm thêm giờ chứ không được nghỉ bù vào ngày khác.
Trên thực tế, có doanh nghiệp vẫn tạo điều kiện cho người lao động nghỉ bù một vài ngày sau khi đi làm suốt đợt Tết Nguyên đán.
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết như sau:
“Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.“
Như vậy, trong trường hợp người lao động không ăn tết theo lịch âm thì vẫn sẽ được nghỉ vào dịp Tết Âm lịch và được hưởng nguyên lương.