Ngày nay, bên cạnh việc đầu tư vào các dự án lớn, các dự án nhỏ cũng rất được quan tâm. Nói riêng về dịch vụ ăn uống, ngoài việc mở cửa hàng kinh doanh phở; hay mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, việc mở một tiệm bánh ngọt nhỏ cũng vô cùng dễ thương. Vậy thủ tục mở tiệm bánh ngọt như thế nào? Luật sư X nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, hiện tại tôi đang có thắc mắc sau. Tôi có theo học một khóa học làm bánh online. Giờ tôi có dự định sẽ mở một tiệm bánh nhỏ ở tại nhà. Vậy tôi có cần phải xin giấy phép kinh doanh hay không? Nếu có thì tôi phải thực hiện thủ tục xin giấy phép như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các loại bánh ngọt phổ biến
Bánh Tiramisu: Bánh Tiramisu là một loại bánh có nguồn gốc từ nước Ý. Bánh được làm thành một ổ bánh to và trang trí hấp dẫn thành tâm điểm của một bữa tiệc sinh nhật. Những phần cốt bánh mềm xốp được thấm đẫm với hương vị cà phê và rượu rum, cùng với phần kem được phết ở giữa béo ngậy.
Bánh su kem: Bọc ngoài là lớp vỏ bánh mỏng. Bên trong đa dạng các loại nhân từ phô mai, chocolate, trà xanh,… Bạn có thể tận hưởng hương vị giòn tan, béo ngậy từ miếng đầu tiên. Loại bánh này kinh phí thấp, dễ kinh doanh,dễ làm và tiêu thụ nhanh chóng. Bạn có thể thêm bánh su kem vào thực đơn của tiệm.
Bánh kem lạnh (ice cream cake): Bánh kem là một dòng bánh khá mới lạ, có công thức chế biến khá khác lạ những dòng bánh truyền thống. Phần cốt bánh gato được dùng là nguyên liệu của dòng bánh kem lạnh. Kem được cho vào khuôn bánh gato, cho vào ngăn đá tủ lạnh để đông, tách ra và thực hiện xếp lớp với các lớp kem mỏng tương tự tạo nên một chiếc bánh lớn. Tuy nhiên với bánh kem lạnh chúng ta không thể để lâu ở nhiệt độ thông thường.
Bánh Muffin: Hay còn được gọi là bánh mì nhanh. Nhiều người thường nhầm lẫn bánh Muffin với bánh cupcake vì kích thước và hình dáng bên ngoài giống nhau. Tuy nhiên, muffin bản chất nó được làm giống bánh mì nên nguyên liệu bột làm bánh khác với cupcake. Bột bánh muffin không cần ủ mà có thể chế biến trực tiếp.
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng bánh ngọt
Trước khi tiến hành thủ tục mở tiệm bánh ngọt, bạn cần phải lên kế hoạch kinh doanh thật tỉ mỉ.
Bước 1: Chọn loại bánh kinh doanh
Bạn có mong muốn mở cửa hàng bánh ngọt? Vậy trước hết, bạn cần lựa chọn loại bánh mình sẽ kinh doanh. Bạn sẽ kinh doanh một loại bánh hay nhiều loại khác nhau? Hãy lên cho mình một thực đơn hoàn chỉnh trước khi tiến hành mở cửa hàng nhé.
Bước 2: Chọn cách thức kinh doanh
Bạn sẽ mở một cửa hàng có địa điểm kinh doanh cố định hay mở tiệm bánh ngọt online? Bạn sẽ tự làm bánh hay nhập bánh về bán?
Bạn đọc tham khảo: Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh
Bước 3: Dự kiến chi phí
Tùy thuộc vào cách thức kinh doanh, chi phí phát sinh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có một số loại chi phí thông thường là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang thiết bị,…
Bước 4: Chọn địa điểm kinh doanh (nếu cần)
Tùy thuộc vào khả năng tài chính của bản thân, lựa chọn một số địa điểm phù hợp làm địa điểm mở cửa hàng bánh ngọt. Có thể là một cửa hàng nhỏ ở góc phố; hoặc một tiệm bánh hoành tráng ở trung tâm thành phố chẳng hạn.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, nên tham khảo tư vấn mở cửa hàng bánh ngọt của những người bạn bè, đối tác trong nghề có liên quan.
Thủ tục mở tiệm bánh ngọt
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Bước đầu tiên trong thủ tục mở cửa hàng bánh ngọt đó là thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ định mở một cửa hàng nhỏ, bạn nên lựa chọn thành lập hộ kinh doanh cá thể. Hoặc không bạn có thể lựa chọn các hình thức khác như công ty TNHH; thành lập công ty cổ phần; hoặc thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với những hồ sơ hợp lệ. Sau khi thành lập, cá nhân, tổ chức cần thực hiện các thủ tục sau thành lập thì đăng ký mẫu dấu, công bố thông tin,….
Bước 3: Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Bạn nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo; và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.
Bạn đọc tham khảo: Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh vật nuôi chó mèo
Bước 3: Thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định.
Nếu cửa hàng của bạn còn kinh doanh các mặt hàng khác ngoài bánh ngọt, bạn được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận.
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định.
Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục, bạn phải nộp báo cáo kết quả khắc phục; nộp phí thẩm định để tổ chức thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi nhận được báo cáo. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, hồ sơ đề nghị không còn giá trị.
Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt”; hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát; yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Đoàn thẩm định giữ 01 bản và bạn giữ 01 bản.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:
Đối với loại hình doanh nghiệp là Chi cục ATVSTP của tỉnh/ thành phố.
Đối với loại hình hộ gia đình cá thể là phòng chuyên môn của UBND quận/ huyện.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm
Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.
Câu trả lời là có. Nếu mở tiệm bánh ngọt mà không có giấy phép kinh doanh thì theo quy định sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Câu trả lời là có.
Mở tiệm bánh ngọt mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục mở tiệm bánh ngọt. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102