Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế là gì? Làm thẻ bảo hiểm y tế ở đâu theo quy định mới nhất hiện nay? Hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu về hồ sơ và nơi làm thẻ bảo hiểm y tế qua bài viết dưới đây.
Làm thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?
Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ nhận được nhiều quyền lợi mà điểm b khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định như sau:
- Bảo hiểm y tế sẽ chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh đối với nhóm đối tượng trẻ dưới 6 tuổi; người thuộc diện hưởng trợ cấp BHXH mỗi tháng; người có công với Cách mạng – Công an; thân nhân có công với Cách mạng; người thuộc hộ gia đình nghèo; dân tộc thiểu số (sống ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn); những người đang sống ở xã đảo, huyện đảo; người tham gia BHYT 5 năm liên tục cùng với số tiền đã được chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
- Ngoài ra, bảo hiểm y tế sẽ trả 95% chi phí khám chữa bệnh đối với những người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động mỗi tháng; và thân nhân của người có công với Cách mạng.
- Trong khi, các đối tượng còn lại thì bảo hiểm y tế phụ chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh.
- Bảo hiểm y tế sẽ phụ chi trả 40% cho người tham gia BHYT tự nguyện đối với chi phí điều trị nội trú trong trường hợp chữa khám bệnh tại Bệnh viện thuộc tuyến trung ương, nhưng sẽ chi trả đến 100% chi phí điều trị nội trú với trường hợp khám chữa bệnh tại Bệnh viên tuyến tỉnh trên cả nước (áp dụng kể từ ngày 01/01/2021).
- Ngoài ra, đối với người sống tại huyện đảo, xã đảo; người thuộc hộ nghèo (sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn); dân tộc thiểu số và nhất là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong việc đi khám không đúng tuyến thì vẫn nhận được mức hưởng theo chế độ đúng tuyến.
Nơi làm thẻ bảo hiểm y tế
Theo quy định hiện nay, người dân có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại những địa chỉ được cơ quan Nhà nước quy định như cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú và đại lý thu BHXH. Tùy vào đối tượng mình tham gia mà người dân cần đến các địa điểm sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã: Tham gia BHYT thông qua doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.
- Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan BHXH.
- Người được ngân sách nhà nước đóng BHYT: Đến đăng ký với UBND xã.
- Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
- Riêng học sinh, sinh viên: Đăng ký tham gia BHYT với nhà trường nơi đang theo học.
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH. Căn cứ: Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH.
Việc thanh toán tiền phí nộp BHYT hộ gia đình sẽ thực hiện tại Đại lý thu hoặc nộp cho cơ quan BHXH theo phương thức đã đăng ký hoặc qua ngân hàng/hệ thống tiện ích thông minh.
Để làm thẻ BHYT tự nguyện, người tham gia cần chuẩn bị hồ sơ, các loại giấy tờ như sau:
- Sổ hộ khẩu (bản chính).
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo Mẫu TK1-TS của Quyết định 888/QĐ-BHXH 2018.
- Thẻ BHYT (bản photo) của những thành viên có trong sổ hộ khẩu.
Công dân có thể:
- Mang hồ sơ đến Đại lý thu mua bảo hiểm hoặc Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú để tiến hành nộp hồ sơ theo đúng quy định. Sau đó, người dân đóng tiền phí bảo hiểm và nhận giấy hẹn từ cơ quan về thời gian đến lấy thẻ BHYT.
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và gửi qua dịch vụ bưu chính đến Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan sẽ liên hệ lại để trao đổi hình thức thanh toán và hẹn ngày đến lấy thẻ BHYT.
Hiện tại, BHXH Việt Nam chưa triển khai hình thức đăng ký mua BHYT tự nguyện qua online. Tuy nhiên, người dân có thể gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình qua Cổng Dịch vụ công quốc gia như sau:
- Bước 1: Truy cập trang Cổng Dịch vụ công > Nhấp chọn vào kí hiệu 3 gạch nằm phía bên phải phía trên màn hình, chọn Thanh toán trực tuyến > Chọn Đóng BHXH tự nguyện và BHYT tự nguyện theo hộ gia đình.
- Bước 2: Chọn Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình và làm theo hướng dẫn là được.
Xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?
Công văn số 2701/BHXH-TST hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế không thay đổi thông tin.
Theo đó, để tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân tham gia bảo hiểm y tế khi đi công tác, học tập, du lịch… ở địa phương khác bị mất thẻ bảo hiểm y tế hoặc thẻ bảo hiểm y tế bị rách, nát, hỏng… có nhu cầu cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế (không thay đổi thông tin) để khám chữa bệnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị di động thông minh cài đặt ứng dụng “VssID – Bảo hiểm xã hội số” và sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng này để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, không thực hiện cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế giấy.
Trường hợp người dân tham gia bảo hiểm y tế không sử dụng thiết bị di động thông minh, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế giấy theo mẫu thẻ bảo hiểm y tế ban hành tại quyết định số 1666/QĐ-BHXH ngày 3-12-2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới). Thời hạn giải quyết trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Theo quyết định số 811/QĐ-BHXH ngày 16-8-2021, Bảo hiểm xã hội đã sửa đổi, bổ sung Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ.
Theo đó, Bảo hiểm xã hội huyện, tỉnh có thẩm quyền cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế (mà không thay đổi thông tin) theo mẫu thẻ bảo hiểm y tế mới cho người tham gia bảo hiểm y tế ở các huyện, tỉnh khác.
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID thay cho thẻ bảo hiểm y tế giấy để đi khám, chữa bệnh ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào khi không may thẻ bảo hiểm y tế bị hỏng hoặc mất như thẻ giấy trước đây.
Trong trường hợp bị mất, hỏng thẻ bảo hiểm y tế giấy mà không sử dụng điện thoại thông minh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất để làm thủ tục đổi lại thẻ (không thay đổi thông tin), không phân biệt địa bàn.
Mời bạn xem thêm:
- Mua bảo hiểm y tế cho người trên 60 tuổi hiện nay ra sao?
- Điều trị tại bệnh viện tư có được bảo hiểm y tế chi trả?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, giải thể công ty, tạm dừng công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, công ty tạm ngưng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, mã số thuế cá nhân, luật bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ. Đặc biệt, với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian cấp thẻ BHYT mới là không quá 02 ngày.
– Nhóm do cơ quan BHXH đóng như người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng,…
– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng như cán bộ xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người có công với cách mạng, cựu chiến binh,…
– Người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này.
– Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công an đang phục vụ trong ngành Công an,…
– Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng chưa tham gia BHXH, BHYT, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng BHYT (theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP).