Tranh chấp đất đai, là một trong những loại tranh chấp điển hình; có tính chất phức tạp tại Việt Nam. Để giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai; thì một trong những điều quan trọng nhất đó là việc thu thập các chứng cứ liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng biết; làm thế nào để thu thập các chứng cứ khi có tranh chấp đất đai xảy ra; khiến cho tranh chấp thường khó giải quyết hoặc kiện tụng kéo dài. Qua bài viết này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu, vậy khi có tranh chấp thì cần thu thập chứng cứ thế nào ?
Căn cứ pháp lý
Quy định về chứng cứ và nguồn của chứng cứ
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 định nghĩa về chứng cứ như sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan; tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự; thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ; để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Theo đó, chứng cứ, chỉ được coi là hợp pháp khi được lấy ra; từ những nguồn nhất định và có giá trị chứng minh cho vụ án. Cụ thể tại điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
- Văn bản công chứng, chứng thực.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Từ các quy định trên, ta có thể xác định việc thu thập chứng cứ trong trường hợp khi có các tranh chấp đất đai xảy ra; các chứng cứ này; phải xuất phát từ một trong các nguồn được Bộ luật tố tụng dân sự quy định; theo trình tự thủ tục tố tụng thì có ý nghĩa chứng minh tranh chấp.
Những chứng cứ cần thu thập khi có tranh chấp đất đai
Việc thu thập chứng cứ; có ý nghĩa vô cùng lớn tranh việc giải quyết các tranh chấp về đất đai giữa các bên. Bên nào có được nhiều chứng cứ có lợi hơn thì; xác xuất chiến thắng trong việc giải quyết tranh chấp cũng lớn theo. Vậy, cụ thể các bên cần thu thập những loại chứng cứ sau:
Chứng cứ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất
- Nguồn gốc đất: Nếu do khai phá thì ai khai phá thời gian nào; nếu được thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, trao đổi thì ai để thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi; việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, trao đổi đất tranh chấp có thật không và có đúng quy định pháp luật không?
- Quá trình sử dụng: Thực tế đất tranh chấp là do ai trực tiếp sử dụng. Thời gian sử dụng đất. Nếu không sử dụng thì lý do vì sao.
Các chứng cứ có liên quan này, có thể được tìm thấy tại các tài liệu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay biên lai nộp thuế đất…
Chứng cứ về kê khai, đăng ký đất đai qua các thời kỳ
Việc thu thập chứng cứ khi có tranh chấp đất xảy ra về việc đăng ký đất đai nhằm làm rõ các vấn đề sau:
- Đất đai tranh chấp qua các thời kỳ do ai đăng ký, sử dụng, ai cư trú trên đất?
- Có thay đổi người đăng ký, người kê khai qua các thời kỳ hay không? Làm rõ lý do vì sao có sự thay đổi, ý kiến của những người kê khai đăng ký qua các thời kỳ như thế nào?
Để làm rõ các vấn đề trên cần yêu cầu cơ quan đang lưu giữ tư liệu địa chính đó, có thể là Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện hoặc cấp tỉnh…
Thu thập chứng cứ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có tranh chấp đất
Việc thu thập chứng cứ về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm làm rõ các vấn đề sau:
- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hay không? Cấp có đúng thẩm quyền, có đầy đủ hồ sơ hay không? người được cấp Giấy chứng nhận có thực sự là người có quyền được sử dụng đất hay không?
- Trên cơ sở đó, Tòa án xem xét có hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Nếu hủy thì căn cứ vào những cơ sở, chứng cứ nào?
Tùy thuộc vào các mục đích khác nhau, thì việc thu thập chứng cứ khi có tranh chấp đất xảy ra mà các bên đương sự sẽ thu thập các loại chứng cứ khác nhau.
Biện pháp thu thập chứng cứ khi các bên có tranh chấp đất xảy ra
Theo quy định tại Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 , cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập chứng cứ qua những biện pháp sau:
- Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
- Thu thập vật chứng;
- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
- Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
- Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Làm sao để thu thập chứng cứ khi có tranh chấp đất đai xảy ra ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ. Tòa án chỉ có thể thu thập nguồn chứng cứ, từ đó rút ra chứng cứ.
Bất kỳ loại chứng cứ nào cũng nằm trong nguồn chứng cứ nhất định, nhưng không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào thì đó nhất thiết trong đó sẽ chứa đựng chứng cứ.
Phương tiện chứng minh là những công cụ do pháp luật quy định các chủ thể chứng minh được sử dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Các tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh trong các vụ việc dân sự rất đa dạng đã dẫn đến sự đa dạng các phương tiện chứng minh được sử dụng để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự.
Để làm rõ những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thì các chủ thể chứng minh phải sử dụng những công cụ nhất định do pháp luật quy định như lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, kết luận của người giám định…